- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp
5 Sự cần thiết của các kỹ năng “mềm” 14 64 112 248
3.2.1. Đổi mới các chính sách có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực
+ Mục tiêu của giải pháp
Từ những thành tự và hạn chế của công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT, tác giả đề xuất giải pháp này với mục tiêu thông qua việc đổi mới các chính sách có liên quan đến đào tạo NNL như chính sách đầu tư, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách việc làm; chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho đào tạo NNL; chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động; chính sách điều tiết đào tạo...sẽ tạo diện mạo mới cho công tác đào tạo NNL TP.CT.
+ Cách thức thực hiện
Đổi mới phương thức quản lý đào tạo NNL dựa trên cơ sở: (1) Phát triển công tác dự báo cung cầu lao động vì đây chính là cơ sở đầu tiên để các đơn vị đào tạo xác lập mục tiêu, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, từ đó giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người dạy, người học, và người sử dụng; (2) Có định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý để tránh sự mất cân bằng trong cung cầu lao động, không gây lãng phí nguồn lực xã hội, định hướng này được thiết lập thông qua các nghiên cứu căn bản và toàn diện; (3) Phát triển đồng bộ mạng lưới cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng hiện đại; (4) Chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa chương trình khung, tài liệu giáo trình phục vụ giảng dạy; (5) Đa dạng hóa phương thức đào tạo, khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu, cam kết sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo.
Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: (1) Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; chuyển dịch sâu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, công nghệ vật liệu, thu hẹp ngành nghề, lĩnh vực thâm dụng lao động (dệt may, da giày,…); ngành dịch vụ theo hướng ưu tiên phát triển du lịch, vận tải - kho bãi, bưu chính - viễn thông, thương mại, tài chính - ngân hàng, có chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ vừa là động lực vừa là đầu vào của các ngành khác như GD&ĐT, khoa học - công nghệ, y tế,… (2) Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo, NNL đặc biệt là đào tạo NNL chất lượng cao thông qua việc nghiên cứu, thực thi các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư. Mở rộng đầu tư chương trình tiến tiến của ĐH Cần Thơ; (3) Ngân sách Nhà nước cần hỗ trợ cho tất cả các trường không kể công lập hay ngoài công lập với một tỷ lệ phù hợp. Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ GD&ĐT.
Chính sách việc làm: (1) Nâng cao chất lượng hoạt động và bổ sung nguồn vốn cho các “Quỹ cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm” nhỏ lẻ hiện có, đối tượng cho vay là người học nghề có hoàn cảnh khó khăn, người lao động thất nghiệp trên 1 năm, người khuyết tật, người dân bị giải tỏa đất, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp đào tạo nghề với quy mô lớn…;(2) Đẩy mạnh thực hiện dạy nghề theo đặt hàng của doanh nghiệp; Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, hỗ trợ người lao động vay vốn để thực hiện các thủ tục xuất khẩu lao động; (3) Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về việc làm và NNL định kỳ theo quý.
Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho đào tạo NNL: (1) Huy động các nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ nhằm hình thành và phát triển hệ thống trường TCCN, CĐ, ĐH
chất lượng cao như ĐH Quốc tế, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kỹ thuật - Công nghệ... hỗ trợ kiện toàn năng lực hoạt động của trường ĐH ngoài công lập; (2) Nghiên cứu, triển khai thực hiện các chính sách phát triển NNL công nghệ cao phục vụ khu công nghiệp và chế xuất và khu nông nghiệp công nghệ cao như ưu tiên kỹ thuật viên CĐ, trung cấp; thiết lập các chương trình đào tạo riêng cho khu công nghiệp và chế xuật, khu nông nghiệp công nghệ cao với hệ thống kỹ năng tiêu chuẩn mới.
Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động: (1) Hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động của thành phố và khu vực ĐBSCL, kết nối với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia. (2) Đầu tư hiện đại hóa các trung tâm giới thiệu việc làm để đáp ứng nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo.
Chính sách điều tiết đào tạo: (1) Thay đổi phương thức hướng nghiệp ngay từ bậc THCS, từng bước làm biến đổi nếp nghĩ “ĐH là con đường duy nhất”; (2) Cỡi trói cho đào tạo TCCN và CĐ bằng cách nâng cao chất lượng cả đầu vào lẫn đầu ra ĐH, lùi thời hạn thành lập các trường ĐH mới, tháo gỡ trợ ngại pháp lý (Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT).
+ Dự kiến kết quả mang lại
Thông qua sự điều chỉnh các chính sách về đầu tư, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách việc làm; chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho đào tạo NNL; chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động; chính sách điều tiết đào tạo...sẽ là tiền đề để kéo giảm vấn đề mất cân đối giữa tỷ lệ các cấp bậc đào tạo và nhu cầu tuyển dụng, giải quyết vấn đề chất lượng và số lượng giảng viên cũng như hội nhập trong đào tạo NNL khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành năm 2015.