- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp
Với 63 cơ sở, trung tâm, trường trung cấp, CĐ có đào tạo các cấp trình độ nghề, trong đó có 02 trường CĐ nghề, 02 phân hiệu trường CĐ nghề,
2.3.2. Đội ngũ giảng viên
Quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học. Trong quá trình dạy học thì sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công đối với chất lượng dạy và học.
Trong xu thế chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của đội ngũ giảng viên càng được đề cao. Trong những năm qua, từ chủ trương đúng đắn là tập trung đầu tư nâng cao cả về chất lẫn về lượng công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH của TP.CT, theo đó đội ngũ nhà giáo bậc ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề của thành phố cũng liên tục phát triển.
Bậc ĐH, đến tháng 12 năm 2014, thành phố hiện có 1.423 thầy cô, trong đó có 13 GS (0,91%); 96 PGS (6,71%); 311 TS,TSKH (21,75%) và 1.010 ThS (70,63%). So với chỉ tiêu năm 2015 sẽ có 70% giảng viên ĐH có trình độ ThS trở lên; có trên 50% giảng viên ĐH có trình độ TS1
thì hiện TP.CT đạt chỉ tiêu về tỷ lệ ThS nhưng chỉ tiêu TS chỉ mới đạt xấp xỉ 1/2 theo yêu cầu.
1 Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 – 2020. <http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=5456> ĐH, CĐ giai đoạn 2006 – 2020. <http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=5456>
Bảng 2.16. Số lƣợng giảng viên của các trƣờng ĐH đến tháng 8/2014 Đơn vị: người Trƣờng đại học GS PGS TS ThS Tổng Cần Thơ 7 78 263 666 1.014 Y Dược Cần Thơ 1 6 22 122 151 KT-CN Cần Thơ 3 4 9 63 79 Tây Đô 1 2 6 70 79 Nam Cần Thơ 1 6 11 89 107 Tổng 13 96 311 1.010 1.430
(Nguồn: Số liệu "3 công khai" của các trường)
Qua bảng trên, ta thấy số lượng cán bộ giảng dạy có trình độ TS, học hàm GS, PGS tập trung chủ yếu ở ĐH Cần Thơ (7/13 GS; 78/96 PGS – tỷ lệ 83,33%). Đây cũng chính là đội ngũ có tính quyết định đến hiệu quả công tác đào tạo NNL ở TP.CT từ nay đến năm 2020. Theo đơn vị trường thì ĐH Cần Thơ hiện có đội ngũ giảng viên đông đảo nhất với 1.014 người (7 GS, 78 PGS, 263 TS, 666 ThS) chiếm 70,91%, kế đến là ĐH Y dược Cần Thơ với 151 giảng viên (22 TS, 11 Chuyên khoa 2) chiếm 10,56%, ĐH Nam Cần Thơ chiếm 7,48%, ĐH Tây Đô chiếm 5,52%, ĐH Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ chiếm 5,52% tổng số giảng viên ĐH toàn thành phố.
Bảng 2.17. Số lƣợng giảng viên của các trƣờng CĐ đến tháng 8/2014
Đơn vị: người
Trƣờng đại học TS ThS ĐH Tổng
CĐ Cần Thơ 5 95 132 232 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ 15 97 40 152 CĐ Y tế Cần Thơ 2 18 35 55 CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 3 40 50 93 CĐ Nghề Cần Thơ - 10 88 98 CĐ nghề Du lịch Cần Thơ - 11 34 45 Phân hiệu CĐ Kinh tế đối ngoại - 9 8 17
Tổng 25 280 387 692
(Nguồn: Số liệu "3 công khai" của các trường)
Bậc CĐ, đến tháng 8 năm 2014, thành phố hiện có 692 thầy cô, trong đó có 25 TS (3,61%) và 280 ThS (40,46%), 387 thầy cô có trình độ ĐH (55,92%). Theo đơn vị trường thì trường CĐ Cần Thơ hiện có đội ngũ giảng viên đông đảo nhất với 232 người (5 TS, 95 ThS, 132 ĐH) chiếm 33,53% tổng số giảng viên CĐ toàn thành phố, kế đến là CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ với 152 giảng viên chiếm 21,97%, CĐ nghề Cần Thơ chiếm 14,16%, CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ chiếm
13,44%, CĐ Y tế Cần Thơ chiếm 7,95% và CĐ nghề Du lịch Cần Thơ thấp nhất với 6,5% tổng số giảng viên CĐ toàn thành phố. So với chỉ tiêu năm 2015 sẽ có trên 50% giảng viên CĐ có trình độ ThS trở lên và ít nhất 10% giảng viên CĐ có trình độ TS1 thì TP.CT đều không đạt.
Tỷ lệ học sinh sinh viên/1 giáo viên ở các cấp đào tạo toàn TP.CT năm 2013 là 37 người học/1 giáo viên. Tỷ lệ này cao nhất ở các trung tâm dạy nghề với 60 người học/1 giáo viên. Ở các trường ĐH là 43 sinh viên/ 1 giảng viên, trường CĐ là 28 sinh viên/ 1 giảng viên. So với chỉ tiêu năm 2015 đạt bình quân từ 17 đến 26 sinh viên ĐH và CĐ/1 giảng viên2thì TP.CT chưa đạt.
Bảng 2.18. Số lƣợng học sinh – sinh viên trên 1 giảng viên của TP.CT năm 2013
Đơn vị: người
Đơn vị Số HS-SV Số giáo viên
Số HS-SV/ số giáo viên
Trung tâm dạy nghề 14.020 231 61
Cơ sở dạy nghề 2.820 77 37
Trường TCCN 7.403 438 17
Trường CĐ 19.080 692 28
Trường ĐH 61.785 1.423 43
Tổng 105.108 2.861 37
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)
Tại nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở mới được thành lập và cơ sở ngoài công lập, các trường TCCN thì số lượng giảng viên thỉnh giảng cao hơn nhiều lần so với đội ngũ cơ hữu, một số trường có lượng giảng viên thỉnh giảng gấp đôi giảng viên cơ hữu, cá biệt có những trường tỷ lệ này lên đến 1 cơ hữu thì 4 thỉnh giảng; hiện tượng danh sách giảng viên trùng nhau, tập trung ở một số PGS và TS tuy chưa nhiều nhưng cũng rất đáng ngại. Việc sử dụng giảng viên thỉnh giảng tuy có đáp ứng được một vài tiêu chí nhưng nhìn chung đều làm cho cơ sở đào tạo khó chủ động thực hiện kế hoạch đặt ra và chất lượng dạy và học cũng có phần hạn chế. Chất lượng đội ngũ giảng viên biểu hiện chủ yếu qua chất lượng hoạt động giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên. Liên quan đến hoạt động
1
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 – 2020. <http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=5456>
2 Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 – 2020. <http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=5456> CĐ giai đoạn 2006 – 2020. <http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=5456>
giảng dạy, tác giả cho rằng còn có hiện tượng quá tải giờ giảng của giảng viên vì sự tăng lên nhanh chóng của các cơ sở đào tạo mới và sự mở rộng qui mô đào tạo trong khi số lượng người làm công tác giảng dạy chưa theo kịp. Hệ lụy theo đó là công tác nghiên cứu khoa học không được chú trọng, chỉ mang tính đối phó, chấm thi đua, bình xét danh hiệu…
Những hạn chế trên có ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo NNL ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn TP.CT. Việc tháo gỡ khó khăn về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên được xem là khâu mấu chốt để nâng cao chất lượng đào tạo.