- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp
2 Center of Forecasting Manpower Needs and Labor Market Information HCMC – FALMI thuộc Sở LĐ-TB&XH
sinh viên được đào tạo để đáp ứng nhu cầu NNL cho thành phố và toàn bộ khu vực miền Trung. Thu hút NNL chất lượng cao bằng những chính sách đặc thù là ưu điểm của TP. Đà Nẵng.
Từ năm 2005, Đà Nẵng đã triển khai hai chương trình lớn là “Dự án hỗ trợ đào tạo bậc ĐH tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.Đà Nẵng” (Đề án 47) và “Đề án đào tạo 100 ThS, TS tại các cơ sở nước ngoài” (Đề án 393). Qua quá trình triển khai, thành phố đã có nhiều điều chỉnh một số nội dung của các Đề án này để phù hợp và chuyển thành Đề án Phát triển NNL chất lượng cao” (Đề án 922). Tất cả các học viên tham gia đề án này đều được cấp 100% kinh phí.
1.3.3. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dƣơng
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, năng động nhất nước ta trong phát triển KT-XH. Vùng đất này từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền. Hệ thống đào tạo NNL trên địa bàn tỉnh hiện có 8 trường ĐH, 6 trường CĐ, 12 trường trung cấp và 30 cơ sở đào tạo nghề.
Ngày 16/09/2014, Trường ĐH Thủ Dầu Một công bố đề án “nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ”, đây là định hướng khoa học tiên phong. Từ 2015-2020, Đề án này tập trung nghiên cứu 5 chương trình trọng điểm: kinh tế; xã hội và chính sách xã hội; GD&ĐT; lịch sử, văn hóa; môi trường nhằm tạo nguồn học liệu; góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo và làm căn cứ khoa học cho việc mở những ngành mới, cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển, quản lý KT-XH ở Đông Nam Bộ theo định hướng ưu tiên phát triển bền vững1…
1.3.4. Đúc kết kinh nghiệm cho thành phố Cần Thơ
Mở rộng liên kết, đa dạng hóa loại hình theo phương thức không chính quy, liên thông, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.Thực hiện kết hợp lý thuyết trên lớp với học nghề tại doanh nghiệp, công sở.
1 Đại học Thủ Dầu Một, <http://www.thudaumot.edu.vn/v1/vi/News.aspx?tin=LE-CONG-BO-DE-AN-%E2%80%9CNGHIEN-CUU-KHOA-HOC-VE-MIEN-DONG-NAM-BO%E2%80%9D> KHOA-HOC-VE-MIEN-DONG-NAM-BO%E2%80%9D>
Cần thiết lập và khai thác cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm phục vụ dự báo nhu cầu NNL làm cơ sở định hướng đào tạo NNL.
Phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo NNL, các doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trong công tác đào tạo NNL.
Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển KT-XH. Ưu tiên phát triển NNL cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao.
1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về NNL và đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH như:
Khái niệm NNL theo Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam, Từ điển tiếng Việt, Tổng cục Thống kê, Nicholas Henry Phạm Minh Hạc, Hoàng Chí Bảo. NNL là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.
Khái niệm về đào tạo NNL theo Cherrington David, Trần Kim Dung; Đào tạo NNL là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ.. để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể làm việc một cách có năng suất và hiệu quả;
Giảng viên, các trình độ và phương thức đào tạo theo Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; Kinh nghiệm đào tạo NNL của các quốc gia phát triển và một số địa phương trong nước, đúc kết kinh nghiệm cho TP.CT.
Những lý thuyết này sẽ được tác giả dùng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT ở chương 2.
CHƢƠNG 2