Tiếp tục tập trung đầu tƣ xây dựng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 87)

- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp

5 Sự cần thiết của các kỹ năng “mềm” 14 64 112 248

3.2.3. Tiếp tục tập trung đầu tƣ xây dựng đội ngũ giảng viên

+ Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng đội ngũ giảng viên trong các đơn vị đào tạo mạnh cả về số lượng, chất lượng, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo NNL. Tuy nhiên khi so sánh chỉ tiêu về tỷ lệ giảng viên ở TP.CT với tỷ lệ đề ra trong các chiến lược đều chưa đạt. Với nội dung giải pháp tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên, tác giả hướng đến mục tiêu các cơ sở đào tạo ở TP.CT sẽ có được một đội ngũ giảng viên phù hợp với nhu cầu của công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH thời kỳ 2015-2020.

+ Cách thức thực hiện

- Về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Thực hiện chức năng dạy học, người giảng viên có nhiệm vụ trang bị cho người học những tri thức khoa học hiện đại, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực khoa học nhất định; phát triển trí tuệ và năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo của người học, trang bị phương pháp luận, phương pháp học, phương pháp nghiên cứu khoa học, chuẩn mực xã hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp...để nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác giảng dạy hiện nay, TP.CT cần:

Xây dựng rõ bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên ở từng bậc học, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại với đội ngũ làm công tác giảng dạy nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức, nghiệp vụ sư pham.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng với đội ngũ giảng viên để cải thiện phần nào đời sống vật chất và tinh thần, tạo động lực và điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực và trình độ.

Các trường thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu;.

- Về phát triển số lượng giảng viên

Thực hiện rõ ràng, chuẩn mực và khoa học công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện các quy định về tuyển dụng giảng viên.

Tạo nguồn giảng viên từ lực lượng sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi (đã thực hiện từ rất lâu) theo hướng đi mới, thay vì giữ lại trường làm hành chính, giáo vụ, trợ giảng thì các trường sẽ lập các chương trình phát triển giảng viên trẻ, các sinh viên này vẫn ra trường, vẫn đi làm trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhưng hàng năm có các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian giảng dạy thực tế trên lớp phù hợp, có thể áp dụng hình thức thi loại để tuyển lựa.

Xây dựng mới chính sách thu hút cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao trong và ngoài nước tham gia công tác giảng dạy.

Tác giả luận văn đề xuất vẫn tiếp tục thực hiện chương trình đưa người đi đào tạo ở nước ngoài, nhưng đề nghị bổ sung thêm chương trình liên kết đào tạo với các trường ĐH danh tiếng, mời chuyên gia đầu ngành nước ngoài, trong nước đào tạo trực tiếp NNL chất lượng cao tại thành phố.

+ Dự kiến kết quả mang lại

Một đội ngũ giảng viên toàn diện là một tập hợp của những cá nhân sở hữu đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị...được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành; kiến thức về chương trình đào tạo; kiến thức, kỹ năng dạy và học; kiến thức về môi trường, hệ thống đào tạo, đối tượng đào tạo, ngành nghề đào tạo là kết quả mong muốn của giải pháp.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)