Thiết lập khối liên kết bền vững giữa Nhà nƣớ c Nhà trƣờng – Ngƣời học Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 84)

- Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.CT, từ đó đề xuất được các giải pháp

5 Sự cần thiết của các kỹ năng “mềm” 14 64 112 248

3.2.2. Thiết lập khối liên kết bền vững giữa Nhà nƣớ c Nhà trƣờng – Ngƣời học Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

học - Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Tạo lập khối liên kết bền vững giữa Nhà nước - Nhà trường – Người học - Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo NNL xuất phát từ yêu cầu khách quan dựa trên quy luật cung cầu theo nguyên tắc lợi ích chia đều cho tất cả các bên tham gia. Mục tiêu hướng đến là xác lập một mẫu hình liên kết nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tri thức mà người học nhận được từ sự cung ứng dịch vụ đào tạo của nhà trường; nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường, sản phẩm ấy cũng là NNL phù hợp trong đầu vào của nhà tuyển dụng, tất cả thông qua sự điều tiết, định hướng và kết nối của Nhà nước. Khắc phục dần sự mất cân đối giữa tỷ lệ các cấp bậc đào tạo và nhu cầu tuyển dụng.

+ Cách thức thực hiện

Tác giả đề xuất liên kết theo mô hình hình chóp đều dưới đây:

Hình 3.4. Đề xuất liên kết Nhà nƣớc - Nhà trƣờng – Ngƣời học - Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo NNL TP.CT thời kỳ 2015-2020

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Nhà nước đóng vai trò điều tiết, định hướng, kết nối và quản lý khối liên kết bằng (1) thống nhất ban hành các điều luật, quy định, các văn bản pháp quy chung xuất phát từ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc xây dựng mối liên kết; (2) Thiết lập chính sách, cơ chế phối hợp cho nhà trường và nhà tuyển dụng; (3) Dựa trên dữ liệu nhà trường, nhà tuyển dụng cung cấp sẽ phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao động, cung cấp rộng rãi kết quả cho người học, nhà trường, nhà tuyển dụng,

thực hiện điều chỉnh cơ cấu đào tạo thông qua truyền thông, hướng nghiệp; điều chỉnh cơ cấu tuyển dụng thông qua chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

(4) Thực hiện quyền kiểm tra, giám sát...

Nhà trường góp vào khối liên kết thông qua (1) Tận dụng một cách sáng tạo các cơ hội và nguồn lực từ nhà nước, nhà tuyển dụng để nâng cao năng lực đào tạo, đội ngũ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất...; (2) Kết nối chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp; (3) Kiểm soát chặt quá trình đào tạo, đảm bảo chất lượng dạy và học; (4) Xây dựng các mô hình “nhà trường của doanh nghiệp”, “nhà trường trong doanh nghiệp”, “doanh nghiệp trong nhà trường”; (5) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua chuyển giao công nghệ; (6)

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên…

Nhà tuyển dụng góp vào khối liên kết thông qua (1) trách nhiệm xã hội của mình, với tư cách người sử dụng NNL để tạo ra của cải vật chất, các doanh nghiệp tuyệt nhiên không thể đứng ngoài cuộc trong công tác đào tạo NNL như thời gian qua; (2) Đóng góp xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo qua chương trình “học tại doanh nghiệp“, “thực tập tại doanh nghiệp“...; (3)

Cung cấp lực lượng giảng viên có kinh nghiệm thwucj tế phong phú, tay nghề cao cho các đơn vị đào tạo; (4) Xây dựng các mô hình “nhà trường của doanh nghiệp”, “nhà trường trong doanh nghiệp”, “doanh nghiệp trong nhà trường”…

Người học góp vào khối liên kết thông qua (1) nhận thức đúng về vấn đề lập thân và lập nghiệp, khắc phục tư duy bằng cấp; (2) Chủ động nắm bắt thông tin nghề nghiệp, thị trường lao động chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, năng lực đào tạo của nhà trường và nhu cầu của nhà tuyển dụng; (3) Thông qua các cơ hội việc làm bán thời gian, thực tập sinh để tích lũy kinh nghiệm, tiếp cận sớm với nhà tuyển dụng để tìm cơ hội việc làm; (4) Tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm; (5) tích lũy kiến thức, kỹ năng, các nguồn lực sẵn sàng trở thành “nhà tuyển dụng“ cho chính mình...

Suy cho cùng, vấn đề mất cân đối giữa tỷ lệ các cấp bậc đào tạo và nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo trình độ xuất phát từ sự “lệch pha” giữa Nhà nước - Nhà trường – Người học - Nhà tuyển dụng. Thông qua đề xuất mô hình khối liên kết tác giả kỳ vọng vấn đề này sẽ căn bản được khắc phục.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)