Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn bách tiệp (Trang 25)

- Nhận xét khác:

2.1.5.2Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Khái niệm: chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các yếu tố chi phí sau:

+ Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH. BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.

+ Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc cữa chữa TSCĐ công cụ, dụng cụ dùng chung của doanh nghiệp.

+ Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ dùng cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn...

+ Thuế phí, lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà, đất, thuế môn bài và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà....

+ Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi.

+ Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ và khoản chi khác....

TK kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên nợ:

+ Các khoản chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ

+ Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thụ khó đòi Bên có:

14

+ Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi trích lập lớn hơn số phải trích lập cho năm tiếp theo

+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để XĐKQKD để chờ kết chuyển. Sau khi kết chuyển TK 642 không có số dư cuồi kỳ

TK 642 có 8 TK cấp 2 như sau:

 TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý

 TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý

 TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng

 TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ

 TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí

 TK 6426 – Chi phí dự phòng

 TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

 TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác 111,112,331 642 111,112,138 (1) (3) 133 (2) 152,153,611 (4) 142,242,335 352 (5) (6) 214 (7) 334,338 (8) 351,352 911 (9) (10)

Nguồn: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bộ Tài Chính

15

(1) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. (2) Thuế GTGT nếu có.

(3) Các khoản giảm chi phí kinh doanh.

(4) Chi phí vật liệu, dụng cụ xuất dùng phục vụ cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

(5) Phân bổ dần hoặc trích trước vào chi phí quản lý kinh doanh. (6) Hoàn nhập sự phòng phải trả (bảo hành SP, tái cơ cấu DN). (7) Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

(8) Tiền lương phụ cấp, tiền tăng ca và BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý và bán hàng.

(9) Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, trích dự phòng phải trả. (10) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ. 2.1.5.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán ra và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã tiêu thụ.

Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập thuần từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động bất thường: là số chênh lệch giữa thu nhập bất thường và các khoản chi phí bất thường.

Kết cấu TK 911 Bên nợ:

 Phản ánh giá vốn hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ  Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường  Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp  Chi phí khác

 Chi phí thuế TNDN

 Kết chuyển số thực lãi sau thuế TNDN sang TK 421 Bên có:

 Phản ánh doanh thụ thuần về số hàng tiêu thụ trong kỳ  Phản ánh thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác  Kết chuyển số thực lỗ trong kỳ sang TK 421

TK 911 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản sử dụng: để xác định hoạt động kinh doanh kế toán sử dụng TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.

16

Kết quả hoạt động SXKD được xác định bằng phương pháp sau: Kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh

= Doanh thu thuần _ Giá vốn hàng bán _ CPBH và CP QLDN tính cho hàng đã bán Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán + Doanh thu hàng bán bị trả lại + Chiết khấu thương mại + Tổng số thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).

Nếu kết quản bán hàng là (+) chứng tỏ doanh nghiệp có lãi. Nếu kết quả bán hàng là (-) chứng tỏ doanh nghiệp bị lỗ.

632 911 511,515,711 (1) (2) 635 (3) 642, 641 421 (4) (7) 811 (5) 821 (6) 421 (8)

Nguồn: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bộ Tài Chính

Hình 2.7: Sơ đồ trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh

(1) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán

(2) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác (3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính

(4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh (5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác

(6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN (7) Kết chuyển lỗ phát sinh trong kỳ (8) Kết chuyển lãi phát sinh trong kỳ

17

2.1.6.1 Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Nguyên tắc xác định hàng tồn kho:

Giá gốc hàng tồn kho: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, trong đó:

Chi phí mua của cửa hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cần thiết cho việc hoàn thành và tiêu thụ chúng. Cuối năm khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho chính là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản chênh lệch này có thể phát sinh do hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí để hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.

Giá thực tế nhập kho:

- Đối với hàng hóa mua ngoài:

Giá thực tế = Giá mua theo hóa đơn (chưa thuế GTGT) + chi phí phát sinh trong khi mua.

Giá thực tế xuất kho:

- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

2.1.6.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn khobtheo phương pháp kê khai thường xuyên:

Hàng ngày căn cứ chứng từ mua hàng và chi phí phát sinh trong khâu mua hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 156: trị giá hàng mua theo giá chưa thuế. Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào

18

Có TK 331, 111, 112, 141: trị giá hàng mua theo giá thanh toán Nhập kho từ sản xuất gia công, căn cứ phiếu nhập kho:

Nợ TK 156: hàng hóa

Có TK 154: chi phí sản xuất dở dang

Nhập kho hàng thừa trong quá trình mua, căn cứ biên bản kiểm nhận: Nợ TK 156: hàng hóa

Có TK 338: phải trả phải nộp khác

2.1.6.3 Phương pháp khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình: có đặc điểm tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ hình thái vật chất ban đầu và vì tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh nên tài sản cố định hữu hình có đặc điểm là tài sản hao mòn dần và giá trị nó chuyển dần vào đối tượng sử dụng có liên quan. Tại công ty, tài sản cố định hữu hình bao gồm: máy móc, thiết bị …

Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng cũng liên quan đến nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị của nó cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng có liên quan.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định là khấu hao đường thẳng.

2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Theo Trần Ái Kết và Nguyễn Thanh Nguyệt (2013, trang 19) để đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu phân tích tài chính sau:

 Tỷ lệ lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu. Công thức tính

Lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp = x 100% (1)

Doanh thu thuần

Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí vốn, trong đó lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn; doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ các khoản giảm trừ doanh thu.

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cang cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp càng cao.

Lợi nhuận ròng

ROS = x 100% (2)

19

 Hệ số sinh lời của tài sản (ROA):

Hệ số sinh lời của tài sản mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.

Lợi nhuận ròng

ROA = x 100% (3)

Tổng tài sản

 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):

Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.

Lợi nhuận ròng

ROA = x 100% (4)

Vốn chủ sở hữu

2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Diệp Mai Trúc (2013) nghiên cứu “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh cần thơ”, luận văn tốt nghiệp. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của công ty, luân chuyển chứng từ từ đó đánh giá công tác kế toán. Kết quả nghiên cứu đề tài phân tích quy tình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cố phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ.

Nguyễn Thị Tuyết Dương (2007) “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa ở công ty cố phần gas Petrolimex”, luận văn tốt nghiệp. Đề tài phân tích quá trình tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Gas Petrolimex. Phân tích trình tự luận chuyển chứng từ và đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty Gas Petrolimex.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu trong bài là số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo, tài liệu của Công ty TNHH TM Bách Tiệp.

20

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

∆ = − (5)

∆ : là phần chênh lệch tăng giảm giữa hai kỳ : chỉ tiêu năm sau

: chỉ tiêu năm trước

- So sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

∆ = × 100% (6)

∆ : là phần chênh lệch tăng giảm giữa hai kỳ : chỉ tiêu năm sau

: chỉ tiêu năm trước

Phương pháp hạch toán: dựa vào hướng dẫn của Bộ Tài Chính về hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

21

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BÁCH TIỆP 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 do sở kế hoạch đầu tư TP.HCM cấp giấy phép

Tên, địa chỉ, điện thoại, giám đốc

- Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH BÁCH TIỆP

- Địa chỉ: 95/10 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, TPHCM - Mã số thuế: 0312640372

- Công ty thành lập từ năm 2010 - Vốn điều lệ: 950.000.000 đồng - Số điện thoại: 08 3846 3330 - Giám đốc: Lâm Thụy Mỹ Quyên - Phó giám đốc: Cao Hồng Vân

Quá trình phát triển

Lúc mới thành lập CÔNG TY TNHH BÁCH TIỆP chỉ có 03 nhân viên, đến nay sau hơn 04 năm hoạt động số nhân viên của công ty bình quân 18 nhân viên và phát triển mạnh ngành mua bán máy vi tính, thiết bị văn phòng, kinh doanh văn phòng phẩm. Các kênh tiêu thụ và hoạt động dịch vụ của công ty chủ yếu là ở trong nước.

Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp: vốn của Công ty chủ yếu là vốn lưu động. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là vốn góp của các thành viên Công ty, không vay mượn của tổ chức, cá nhân nào.

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY  Chức năng hoạt động của Công ty Chức năng hoạt động của Công ty

- Tư vấn và cung cấp phần mềm

- Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy - Mua bán hàng kim khí điện máy, điện thoại

- Mua bán máy in, photocopy, máy fax, thiết bị văn phòng

- Mua bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và linh kiện của máy tính

Nhiệm vụ hoạt động

- Cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý cho các khách hàng.

- Thực hiện chính sách hậu mãi, bảo hành tốt nhằm tạo thương hiệu vững mạnh.

22

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Bộ máy quản lý của công ty với cơ cấu đơn giản gọn nhẹ phù hợp với

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn bách tiệp (Trang 25)