Đánh giá chung về thực trạng quản trị tài chính

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 94)

Những kết quả đạt được

Qua nghiên cứu cơ chế quản trị tài chính Sacom cho thấy:

Thứ nhất, cơ chế quản trị tài chính đã tạo ra được thế chủ động trong việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp góp phần giải quyết những khó khăn về vốn trong bối cảnh khan hiếm vốn như giai đoạn vừa qua. Doanh nghiệp được chủ động, linh hoạt sử dụng các phương pháp, các kênh huy động vốn đa dạng hơn.

Thứ hai, cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính, đã phát huy được vai trò làm lành mạnh quan hệ tài chính trong toàn bộ hệ thống thông qua các hình thức công khai tài chính, kiểm soát nội bộ, giữ được hệ thống tài chính của Sacom an toàn. Tạo được uy tín trong việc thanh toán đối với nhà cung cấp và các ngân hàng.

Thứ ba, vai trò, chức năng nhiệm vụ của Đại diện vốn trong các doanh nghiệp mà Sacom đầu tư đã được xác định rõ hơn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng sở hữu vốn trong các doanh nghiệp mà sacom đầu tư.

Thứ tư,thông qua cơ chế phân phối lợi nhuận nhìn chung những quy định đã rõ ràng, minh bạch hơn giữa quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, đội ngũ quản lý điều hành của doanh nghiệp, góp phần khuyến khích người lao động, người quản lý, điều hành tích cực hơn.

Những tồn tại, hạn chế của quy chế quản trị tài chính

Mặc dù có những ưu điểm như đã nêu ở trên, song cơ chế quản trị tài chính hiện hành của Sacom vẫn bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau đây:

Một là, sau 3 năm chia tách sản phẩm lõi là dây và cáp từ công ty mẹ để thành lập công ty TNHH MTV dây và cáp Sacom đã hình thành quản lý cấp trung rất nhiều, dẫn đến chồng chéo, tăng chi phí trung gian, bộ máy quản lý bắt đầu cồng kềnh và xuất hiện lợi ích cục bộ, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty. Ngoài ra, các khoản chi phí tại công ty mẹ đủ điều kiện khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng không có doanh thu để trừ, do đó thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp luôn ở tình trạng âm, việc này rất thiệt cho doanh nghiệp.

Hai là, về cơ chế huy động vốn: Chưa sử dụng triệt để các kênh để huy động vốn; Hình thức huy động vốn nội bộ trong tổ hợp chưa được cụ thể hoá bằng văn bản quản lý; Huy động vốn tại công ty con còn có sự phụ thuộc quá lớn vào công ty mẹ. Các đơn vị thành viên chưa chủ động tìm kiếm nguồn vốn, chưa đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Việc điều hòa vốn giữa Công ty mẹ với các đơn vị thành viên và giữa các thành viên với nhau chưa được thực hiện.

Ba là, về cơ chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản: Dự án đầu tư nhiều, dàn trải không hiệu quả; Công tác quản lý sử dụng vốn, tài sản giữa công ty mẹ và công ty con còn mang nặng tính quan hệ hành chính; Công nợ phải thu chưa được quản lý tốt, mức dư nợ phải thu cao; chưa có tổ chức tài chính trung gian để điều hoà và khơi thông các nguồn vốn giữa các đơn vị trong tổ hợp. Dù Công ty mẹ đã ban hành quy chế hoạt động của người đại diện phần vốn đầu tư tại các đơn vị thành viên trong tổ hợp, nhưng việc áp dụng vẫn chưa được thực hiện tốt, còn mang nặng hình thức, hiệu quả quản lý chưa cao.

Việc quản lý vốn đã đầu tư vào các Công ty thành viên còn do nhiều cấp đảm nhiệm, chưa thể hiện rõ người chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn là giám đốc Công ty thành viên, chưa tạo được tính độc lập và chủ động thực sự trong hoạt động kinh doanh của các Công ty thành viên hạch toán độc lập.

chưa chú trọng nhiều đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả tài sản.

Bốn là, về cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Việc giao kế hoạch doanh thu vẫn mang tính áp đặt, không tạo cho các đơn vị sự chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. Chưa xây dựng và ban hành được định mức tiêu hao chi phí, định mức hao hụt, định mức lao động,… nên việc giao chi phí chưa có cơ sở khoa học và vẫn mang tính chủ quan, hành chính. Cơ chế phân phối lợi nhuận chưa thực sự gắn với lợi ích của người trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Công ty mẹ còn can thiệp quá sâu vào vấn đề sử dụng các quỹ của các đơn vị thành viên. Cho nên, nguồn vốn đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển tại các đơn vị thành viên phụ thuộc hết sức nhỏ bé. Các đơn vị này không chủ động, linh hoạt trong hoạt động đầu tư, trong khi nhu cầu đầu tư vốn trong các doanh nghiệp ngành dây, cáp và bất động sản thường rất lớn.

Năm là, về cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính. Trên thực tế cơ chế kiểm tra, giám sát của Công ty mẹ còn mang tính chất hành chính, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ chưa phát huy được vai trò và năng lực. Công ty mẹ chưa xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá kiểm soát mang tính quản trị, nhằm đánh giá toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh của Tổ hợp công ty. Chưa thấy rõ cơ chế kiểm soát dựa trên cơ sở mức độ sở hữu vốn điều lệ và vai trò chi phối, kiểm soát của Công ty mẹ đối với các doanh nghiệp thành viên thông qua các mối quan hệ (về công nghệ, thương hiệu, thị trường và công tác nhân sự).

Quan hệ giữa Công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên theo cơ chế phân cấp thể hiện quan hệ hành chính, cấp trên - cấp dưới, chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa Công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên là mối quan hệ bình đẳng giữa các pháp nhân kinh tế độc lập.

Các nguyên nhân tồn tại hạn chế SACOM

Cơ chế quản trị tài chính Sacom ra đời trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến tình hình kinh tế trong nước phức tạp, vì thế phần nào việc thiết lập cơ chế quản trị tài chính có phần rộng rãi trong sử dụng vốn. Đó có thể là nguyên nhân khách quan tạo nên những hạn chế của cơ chế quản trị tài chính đối

với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể là:

Vẫn tồn tại thói quen bao cấp dựa dẫm công ty mẹ, chưa thực sự phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chưa tự chịu trách nhiệm về tài chính, còn tư tưởng trông chờ công ty mẹ đối với các đơn vị thành viên.

Bộ máy quản lý tại các công ty con cồng kềnh, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức kinh doanh và quản lý hạn chế, khó bắt kịp yêu cầu trong tình hình mới. Đây là một trở ngại lớn trong việc triển khai các chương trình quản lý hiện đại vào doanh nghiệp, là tác nhân gây lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị và cả tổ hợp.

Trong đề án tổ chức hoạt động của Sacom đặt vấn đề công ty được hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, song không quy định các điều kiện để thực hiện một cách rõ ràng, chính điều này góp phần đưa đến tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực.

Sự phân cấp, tổ chức quản trị tài chính trong Công ty chưa thực rõ ràng, nhất là trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quá nhấn mạnh đến khía cạnh tự chủ, song việc quy định trách nhiệm các HĐQT, Tổng giám đốc chưa thực rõ ràng, chưa có chế tài ràng buộc.

Chưa xây dựng được cơ chế điều hoà vốn trong toàn mô hình, cơ chế điều hoà vốn của Công còn nhiều hạn chế, không tạo ra tính chủ động cho các đơn vị khi huy động, sử dụng các nguồn vốn. Cơ chế điều hoà vốn chưa gắn liền quyền lợi với nghĩa vụ, Chưa có công ty con trực thuộc thực hiện chức năng quản lý, điều hoà vốn trong toàn mô hình.

Công ty mẹ cũng chưa tìm ra các giải pháp đồng bộ để phát triển toàn diện tổ hợp, tạo bước đột phá đi lên cho toàn tổ hợp.

Năng lực sản xuất của công ty mẹ tập trung toàn bộ vào các đơn vị thành viên nên Công ty mẹ rất khó tự chủ trong việc thực thi các chỉ tiêu kinh doanh và tài chính nếu các đơn vị thành viên yếu về năng lực sản xuất, năng lực tài chính.

Kết luận chương 2

Từ những nội dung trình bày và phân tích ở chương 2 với mục đích đánh giá thực trạng cơ chế quản trị tài chính tại Sacom giai đoạn 2011-2013. Nhìn chung, Sacom có tình hình tài chính lành mạnh, năng lực tài chính tương đối tốt, kinh doanh ổn định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo đánh giá còn cho thấy công tác quản trị tài chính của Sacom còn tồn tại nhiều điểm yếu như đầu tư dàn trải, hiệu quả kinh doanh thấp hơn so với các đơn vị cùng ngành nghề, công tác kiểm tra giám sát còn chưa thường xuyên, hiệu quả giám sát chưa cao, do đó cần phải nâng cao năng lực quản trị tài chính. Thông qua việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị tài chính là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thuyết phục ở chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA SACOM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –

CÔNG TY CON

3.1.Chủ trương, định hướng phát triển của Sacom trong giai đoạn tới

Từ khi chuyển sang mô hình Công ty mẹ - con cho đến nay nhìn chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính đã mang lại kết quả nhất định, góp phần quan trọng nâng cao thương hiệu, vị thế của Sacom trên thương trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Sacom còn bộc lộ một số hạn chế nhất định là trong điều kiện hội nhập, mở cửa nền kinh tế, chưa tương xứng với nguồn lực. Trong giai đoạn tới, để Sacom có thể nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường, Sacom cần cấu trúc, sắp xếp lại theo hướng:

Phải xây dựng chiến lược phát triển theo hướng bảo đảm quy mô, vừa phải phù hợp với nguồn lực, vừa phải phù hợp với năng lực quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, trong quản lý kinh tế, tài chính.

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận được những phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại của thế giới.

Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế hoạt động để tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh phát triển.

Về phía Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, triển khai đồng bộ hệ thống chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Tất cả các định hướng kể trên chỉ có thể trở thành hiện thực trong thời gian tới ngoài sự quyết tâm cao Lãnh đạo công ty, thì vấn đề quan trọng có tính quyết định đến việc triển khai thực hiện các định hướng là vấn đề tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản trị tài chính. Có thể ví cơ chế quản trị tài chính là mạch máu của Công ty. Mạch máu bị ngưng trệ thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ.

3.2.Hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính Sacom

3.2.1 Mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính

Vấn đề tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản trị tài chính Sacom phải nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:

Trước mắt phải khắc phục được những hạn chế đã chỉ ra ở chương 2 của cơ chế quản trị tài chính đã và đang được thực thi tại Sacom.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản trị tài chính theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tài chính, có cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn.

Nhằm đạt được những mục tiêu kể trên theo chúng tôi trong quá trình hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản trị tài chính của Sacom phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:

Lấy hiệu quả quản trị tài chính làm nền tảng, coi trọng vấn đề bảo toàn vốn.

Hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra được nhiều lợi nhuận. Lấy hiệu quả quản trị tài chính làm sợi chỉ đỏ để tìm kiếm các giải pháp thích hợp để bảo toàn vốn. Việc bảo toàn vốn một cách vững chắc chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Nghiên cứu nội hàm các Quy chế quản trị tài chính Sacom trong thời gian qua cho thấy tư tưởng chủ đạo trong quy chế đó là lấy vấn đề bảo toàn vốn làm gốc, chưa đạt được đến vấn đề hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Vấn đề hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản trị tài chínhphải đặt trên cơ sở xử lý hài hòa các lợi ích giữa nhà nước với doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, giữa công ty mẹ với công ty con, công ty liên kết, giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Với tầm nhìn lâu dài, chúng tôi cho rằng trong hệ thống các lợi ích nên ưu tiên đến lợi ích phát triển doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vốn, cũng như trong quá trình phân phối lợi nhuận hình thành các quỹ chuyên dùng. Khi lợi ích chung của cả tập đoàn được xử lý tốt sẽ là điều kiện cơ bản để cải thiện lợi ích của công ty mẹ, lợi ích của các

công ty con và công ty liên kết, lợi ích của người lao động.

Vấn đề hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản trị tài chính phải dựa trên cơ sở chắt lọc những hạt nhân hợp lý của cơ chế quản trị tài chính hiện hành, song phải có tầm nhìn đến xu hướng biến đổi của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Nghĩa là việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản trị tài chính của Sacom phải bảo lưu những quy định phù hợp với hiện tại và những quy định đó vẫn còn nguyên giá trị khi có những thay đổi trong tương lai, chỉ khắc phục những điểm được cho là bất hợp lý của cơ chế, song những giải pháp khắc phục đó cũng phải có tầm nhìn về những yếu tố thay đổi trong tương lai.

Bảo đảm cơ chế quản trị tài chínhkhông chỉ là bảo đảm yêu cầu khuyến khích mà còn tạo ra áp lực đối với Sacom trong việc sử dụng vốn, tài sản hướng tới việc nâng cao hiệu quản lý và sử dụng.

3.2.2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản trị tài chính của

Sacom

3.2.2.1 Nhóm giải pháp chung

Nhóm giải pháp chung là nhóm các giải pháp có tác động gián tiếp đến cơ chế quản trị tài chính của Sacom. Cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức, sắp xếp, cấu trúc lại Sacom, đổi mới nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, từng bước nghiên cứu, áp dụng phương pháp quản trị tiên tiến, hiện đại của các nước; xây dựng mô hình cơ cấu lại vốn cho phù hợp, chấn chỉnh đi đến chấm dứt vấn đề đầu tư vào các ngành nhạy cảm, có rủi ro cao. Cụ thể :

Mục đích: - Tái cơ cấu, sáp nhập Công ty TNHH MTV Dây với Cáp Sacom về Công ty cổ phần Sacom mẹ.

- Tăng cường, tập trung nguồn lực tài chính, nhân lực để phát triển ngành nghề truyền thống (cáp viễn thông) và các sản phẩm có liên quan (dây điện từ, thanh

busbar …).

- Giảm khâu quản lý trung gian, các khoản chi phí trung gian giúp cho công tác chỉ đạo thực hiện xuyên suốt từ Hội đồng quản trị xuống tới khâu sản xuất.

- Sắp xếp lại mô hình quản lý, xây dựng bộ máy gọn nhẹ có chất lượng, tiết

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)