+ Chức năng tài trợ vốn
Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tài chính phải thể hiện chức năng kiến tạo các nguồn vốn cho kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp cần tính toán được nhu cầu vốn, huy động, lựa chọn các nguồn vốn phù hợp và sử dụng đúng mục đích, tính chất nhằm tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn.(TS, Bùi Hữu Phước, 2005)
+ Chức năng giám đốc (kiểm tra)
Thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền, tài chính doanh nghiệp kiểm soát và giám đốc tình hình bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bằng việc phân tích tỷ trọng, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có thể đánh giá sự phù hợp về việc tài trợ nguồn vốn đối với đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Đồng thời tài chính doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra việc chấp hành kỷ luật về tài chính của doanh nghiệp và các đối tượng liên quan thông qua các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, ngân sách Nhà nước, đối tượng cho vay, cán bộ công nhân viên về việc thanh toán. Thông tin tài chính doanh nghiệp là cơ sở để chủ thể quản lý đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế trong các quan hệ thanh toán, quan hệ tài chính, giúp cho các nhà quản lý có biện pháp xử lý kịp thời nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.(TS, Bùi Hữu Phước, 2005)
+ Chức năng phân phối
Không chỉ đảm trách các chức năng cơ bản trong việc huy động vốn, tạo lập các yếu tố đầu vào cho kinh doanh, tài chính doanh nghiệp còn giữ chức năng tính toán và phân phối kết quả kinh doanh. Việc phân phối kết quả cũng thể hiện trong các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước (về thuế thu nhập phải nộp, thu trên vốn phải nộp...), với các cổ đông, với các nhà đầu tư, với công nhân viên... Từ đó, tài chính doanh nghiệp đảm bảo việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, chức năng này thể hiện sự bao quát của
tài chính doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, cho phép nhà quản trị có thể tính toán hiệu quả đầu tư, kinh doanh thông qua việc so sánh kết quả đầu ra với những yếu tố đầu vào đó bỏ ra. (TS, Bùi Hữu Phước, 2005)
1.2.5.Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Với bản chất như trên, tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, các vai trò này thể hiện cụ thể như sau:
Đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động (TS, Bùi Hữu Phước,
2005)
Thực hiện tốt chức năng của tài chính doanh nghiệp sẽ đảm bảo doanh nghiệp có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo thường xuyên, liên tục và kịp thời.
Huy động vốn với chi phí thấp
Căn cứ vào nhu cầu vốn trong kỳ, tài chính doanh nghiệp sẽ tìm cách huy động vốn thỏa mãn nhu cầu vốn kinh doanh với chi phí thấp nhất, mặt khác đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phát sinh.(TS, Bùi Hữu Phước, 2005)
Sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ
Kết hợp với các bộ phận chức năng liên quan, tài chính doanh nghiệp sẽ tìm những cơ hội đầu tư tốt nhất, đầu tư vào những dự án có tỷ lệ hoàn vốn và hiệu quả
cao. (TS, Bùi Hữu Phước, 2005)
Giám sát và hướng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp
Tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, tìm ra những ưu nhược điểm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, quyết định tăng vốn và đầu tư hợp lý, xây dựng các kế hoạch tài chính đảm bảo tài sản doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả. (TS,
Bùi Hữu Phước, 2005)
1.3.Quản trị tài chính doanh nghiệp