chế tài chính)
Đối với vấn đề quản lý và sử dụng tài sản của Công ty mẹ là một công việc hết sức phức tạp, bao gồm giải quyết nhiều vấn đề như: Xác lập thẩm quyền quản lý, đầu tư tài sản cố định; Quy định các nội dung cần tập trung quản lý (khấu hao, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán quản lý hàng tồn kho, quản lý nợ phải thu, kiểm kê, đánh giá tài sản, xử lý tổn thất tài sản). Cụ thể:
Công ty được chủ động lựa chọn các phương án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu tài sản cố định cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, mở rộng quy mô hoạt động của Công ty.
Việc đầu tư, mua sắm tài sản phải có hoặc đảm bảo có nguồn vốn dài hạn tài trợ. Công ty mẹ và các Công ty con không được đầu tư mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn ngắn hạn hoặc chiếm dụng ngắn hạn.
Theo quy định của Quy chế tài chính hiện hành của Công ty, tùy theo tổng mức đầu tư dự án so với tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất của Công ty để phân cấp người quyết định đầu tư. Cụ thể:
- Tổng mức đầu tư dự án nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng giá trị tài sản, ủy quyền cho Tổng giám đốc phê duyệt.
- Tổng mức đầu tư dự án từ trên 5% đến nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản sẽ do HĐQT phê duyệt.
- Tổng mức đầu tư dự án bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản sẽ do ĐHĐCĐ phê duyệt hoặc chấp thuận.
Bảng 2.7 : Một số dự án đầu tư của SACOM
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Tên dự án Giá trị Địa điểm
1 Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp & Sân golf Tuyền Lâm gồm: Sân golft 18 lỗ; 01 khách sạn 5 sao; 01 khách sạn 4 sao; 400 căn biệt thự, và tiện ích khác với diện tích khoảng 270ha.
2.404 Lâm Đồng
2 Dự án Samland riverview 1 127 Hồ Chí Minh
3 Dự án Samland riverview 2 200 Hồ Chí Minh
4 Dự án tòa nhà văn phòng SCS tại KCNC 193 Hồ Chí Minh
5 Dự án dây điện từ & thanh cái dẫn điện 114 Đồng Nai
6 Dự án chung cư Tân Vạn 498 Bình Dương
Tổng cộng 3.536
Đối với công tác mua sắm tài sản: tất cả công tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định của công ty nào công ty đó tự thực hiện. Tuy nhiên, tùy theo quy mô vốn đầu tư các công ty con (cụ thể là người đại diện vốn) khi có nhu cầu mua sắm tài sản phải báo cáo lên công ty mẹ chấp thuận chủ trương trước khi thực hiện các thủ tục mua sắm theo quy định của Nhà nước và của Công ty.
Về vấn đề khấu hao TSCĐ
SACOM thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính và từ năm tài chính năm 2013 áp dụng theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013. SACOM đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, Tổng Giám đốc Công ty quyết định mức trích khấu hao đối với tất cả các tài sản của công ty. Mọi tài sản cố định của Công ty đều phải trích khấu hao, gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý.
Khuyến khích áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với những tài sản cố định có mức độ tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh hoặc có mức độ rủi ro cao trong vận hành nhưng phải đảm bảo sản xuất kinh doanh không bị lỗ. Trong trường hợp cần thiết, Tổng giám đốc báo cáo trình Hội đồng quản trị quyết định.
Mọi tài sản cố định sau khi đã khấu hao hết giá trị nếu vẫn còn sử dụng thì Công ty không trích khấu hao nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi, quản lý và sử dụng như đối với tài sản cố định bình thường.
Khấu hao tài sản cố định được sử dụng để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản và sử dụng cho các nhu cầu kinh doanh khác.
Đối với vấn đề cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản quy chế quy định:
Công ty được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của Nhà nước.
Đại hội đồng cổ đông phê duyệt hoặc chấp thuận các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty. Các hợp đồng có giá trị từ 5% đến
nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản sẽ do Hội đồng quản trị quyết định, các hợp đồng còn lại sẽ do Tổng giám đốc quyết định.
Về vấn đề thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn khác:
Công ty chủ động xây dựng phương án và trình Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đã lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không dùng được để sớm thu hồi vốn phục vụ tái đầu tư. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được phân cấp như sau :
Tổng giám đốc quyết định phương án thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn khác có Giá trị sổ sách còn lại của tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng giá trị tài sản.
HĐQT quyết định phương án thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn khác có Giá trị sổ sách còn lại của tài sản từ trên 5% đến nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản.
ĐHĐCĐ phê duyệt hoặc chấp thuận phương án thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn khác có Giá trị sổ sách còn lại của tài sản lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản.
Sự ủy quyền của HĐQT cho Tổng giám đốc phê duyệt thanh lý, nhượng bán có thể được thay đổi bằng một quyết định của Chủ tịch HĐQT sau khi có sự chấp thuận của ít nhất 4/7 (hoặc trên 50%) thành viên HĐQT.
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá hoặc do Công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp giá trị tài sản nhượng bán nhỏ (nguyên giá từ 02 tỷ đồng trở xuống) thì Tổng giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Khoản chênh lệch giữa giá trị thu hồi (nếu có) khi thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách và chi phí thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Công ty.
Việc chuyển nhượng tài sản của Công ty gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
Về quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho là hàng mua về để bán còn tồn kho, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán. Hàng tồn kho của Công ty phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ cả về giá trị, số lượng và chất lượng.
Tổng giám đốc Công ty có quyền và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hoá tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn.
Tài sản lưu động là công cụ, dụng cụ lao động sau khi đã phân bổ hết giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty trong 1 hoặc 2 năm mà vẫn còn sử dụng được thì Công ty phải tiếp tục mở sổ theo dõi chi tiết để quản lý.
Hàng năm Tổng giám đốc Công ty có trách nhiệm xây dựng hạn mức hàng tồn kho trình Chủ tịch HĐQT phê duyệt cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Về vấn đề quản lý các khoản nợ phải thu
Các khoản nợ phải thu của Công ty phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty. Công ty có trách nhiệm quản lý các khoản nợ phải thu, cụ thể:
Phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ;
Trước khi xác định thời hạn trả chậm cho khách hàng khi bán hàng, Công ty phải có trách nhiệm phân tích đánh giá tình hình tài chính của Khách hàng và khả năng trả nợ để cấp hạn mức nợ (mức cho phép nợ tối đa) đối với từng Khách hàng, quy trình đánh giá năng lực khách hàng được quy định trong quy chế bán hàng.
Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), thường xuyên phân tích mức độ rủi ro của các khoản phải thu, đôn đốc thu hồi nợ; Trước khi khoá sổ lập báo cáo tài chính năm, Công ty có trách nhiệm đối chiếu công nợ với Khách nợ. Khi đối chiếu phải lập bảng đối chiếu công nợ ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan.
Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thoả thuận. Chênh lệch giữa giá trị thu hồi được và giá trị khoản nợ phải thu được xử lý như đối với khoản nợ phải thu không đòi được, cụ thể: Số nợ không đòi được sau khi trừ tiền bồi thường của Cá nhân, Tập thể có liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của Công ty. Nếu tổng số nợ không thu hồi được trong năm lớn, hạch toán vào chi phí trong năm dẫn đến kết quả kinh doanh bị lỗ thì được phân bổ một phần cho năm tiếp theo nhưng tối đa không quá hai năm tài chính. Tổng giám đốc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu việc bán các khoản nợ dẫn đến thua lỗ thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
Đối với khoản nợ khó đòi, Công ty phải lập Hội đồng xử lý bao gồm : Tổng giám đốc, Đại diện Công đoàn (nếu liên quan đến Cá nhân Người lao động), Kế toán trưởng,Trưởng bộ phận có liên quan đến nợ khó đòi,… để xác định rõ số tiền không thể thu hồi, nguyên nhân, trách nhiệm của Tập thể, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. Nếu các khoản nợ khó đòi là do nguyên nhân chủ quan gây ra thì các Cá nhân,Tập thể phạm lỗi phải bồi thường.
Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ khó có khả năng thanh toán. Công ty phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định tài chính hiện hành.
Công ty có trách nhiệm xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo phân cấp. Sau khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi, Công ty vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và vẫn tiếp tục tổ chức thu hồi.
Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị về các khoản nợ không có khả năng thu hồi, đề xuất hướng xử lý. Nếu không báo cáo và xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của cổ đông thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
Các khách hàng lớn của SACOM chủ yếu là các đơn vị trong ngành viễn thông nên thời gian thanh toán thường chậm và số dư công nợ cũng rất lớn. Tại thời điểm 31/12/2013 khoản phải thu là 341,3 tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng giá trị tài sản. Hầu hết các khoản phải thu của SACOM đều là công nợ ngắn hạn, công nợ dây dưa khó đòi có nhưng chiếm tỷ trọng thấp. cụ thể:
Bảng 2.8 Tình hình công nợ phải thu của SACOM từ 2011 – 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I Các khoản công nợ phải thu 289,4 480,2 341,3
1 Phải thu của khách hàng 251,6 367,6 236,8 2 Trả trước cho người bán 29,3 44,9 92,5 3 Các khoản phải thu khác 17,7 69,5 12,0 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn -9,2 -1,8 0,0
II Tổng cộng tài sản 2.637,8 2.756,2 2.983,1
III Tỷ lệ khoản phải thu/tổng TS 11,0% 17,4% 11,4%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của SACOM từ năm 2011 -2013)
Đối với vấn đề kiểm kê tài sản
Khi khóa sổ để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện chia, tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu, sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Công ty mẹ, Công ty mẹ phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản, đối chiếu với các khoản nợ phải trả, phải thu. Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Đối với vấn đề xử lý tổn thất tài sản
Tổn thất tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng trong kiểm kê định kỳ, kiểm kê độtxuất. Đối với tài sản tổn thất, Công ty mẹ phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý bằng cách: nếu nguyên nhân do chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường, Hội đồng quản trị xác định mức bồi thường theo pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; nếu tài sản đã mua hợp đồng bảo hiểm thì tài sản bị tổn thất xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Giá trị tài sản tổn thất sau khi trừ mức bồi thường của cá nhân, tập thể, bù đắp bằng hợp đồng bảo hiểm nếu thiếu thì
bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Công ty mẹ. Trong trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Công ty mẹ có trách nhiệm xử lý kịp thời tài sản tổn thất, nếu không được xử lý kịp thời thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đối với vấn đề đánh giá lại tài sản
Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
+ Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo Quyết định của HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông.
+ Thực hiện chuyển đổi sở hữu Công ty; + Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài Công ty.
+ Các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.
Việc đánh giá lại tài sản phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và Công ty. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
Về cơ chế điều chuyển tài sản
Toàn bộ tài sản tại các đơn vị đều do Công ty trang bị, cấp và được quản lý tập trung tại Công ty, việc điều chuyển tài sản giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc, giữa các đơn vị trực thuộc đều do Tổng Giám đốc Công ty quyết định.
Đánh giá về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản của SACOM
Về cơ chế quản lý tài sản: - Cơ chế quản lý tài sản chưa tạo sự chủ động, linh hoạt cho các đơn vị thành viên trong việc đầu tư, cải tạo, thanh lý nhượng bán tài sản. Việc trích khấu hao tài sản cố định cũng chưa xuất phát từ thực tế sử dụng tài sản tại các đơn vị mà vẫn mang tính áp đặt từ Công ty. Công ty cần có cơ chế phân