1.4.1.Tập đoàn thiết kế kiến trúc hiện đại Thượng Hải Trung Quốc
Tập đoàn này được hình thành từ hai viện nghiên cứu thiết kế kiến trúc lớn nhất trong nước. Hai viện này được coi như là công ty mẹ vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, đồng thời có chức năng đầu tư vốn để hình thành các công ty con. Thông qua hình thức đầu tư 100% vốn, góp cổ phần chi phối hoặc không chi phối, hai viện nghiên cứu này đã hình thành một tổ hợp công ty mẹ – công ty con mang tính tổng hợp, xuyên ngành, xuyên khu vực, kết hợp nhiều tầng liên kết.
Tập đoàn thiết kế kiến trúc Thượng Hải Trung Quốc là tổ chức hoạt động đa ngành, ngoài nghiên cứu kiến trúc là lĩnh vực chính, tập đoàn này còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh khác như: nhận thầu xây lắp, quản lý dự án, giám sát công trình, trang trí nội thất, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn khoa học,… Tập đoàn này chủ yếu hoạt động trong nước và cũng đã vươn ra thị trường nước ngoài dưới hình thức liên doanh.
1.4.2.Tập đoàn xi măng SIAM Thái Lan
Tập đoàn SIAM được hình thành trên cơ sở phát triển công ty xi măng SIAM, từ một công ty với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất và cung ứng xi măng, đến nay tập đoàn SIAM đã mở rộng hoạt động ra nhiều ngành sản xuất và thương mại khác nhau. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của SIAM tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất xi măng và gạch chịu lửa; phát triển vật liệu xây dựng; sản xuất kinh doanh các loại máy móc thiết bị; sản xuất giấy bột và các sản phẩm từ giấy. Trong mỗi lĩnh
vực hoạt động SIAM đều thành lập nhiều công ty con, mỗi công ty tập trung vào một lĩnh vực riêng.
Sự phát triển của tập đoàn được thực hiện bằng hai cách. Một là, do sự phát triển của sản xuất, các bộ phận của công ty tự lớn lên và khi có đủ khả năng sản xuất đã tách thành những công ty độc lập nhưng vẫn là thành viên của tập đoàn. Hai là, hàng loạt các công ty thành viên được thành lập theo kiểu công ty liên doanh trong nước hoặc nước ngoài.
1.4.3.Tập đoàn BOUYGUES Pháp
Tập đoàn BOUYGUES được hình thành từ một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, kinh doanh bất động sản và xây dựng đường bộ. Qua nhiều giai đoạn phát triển, với phương thức đầu tư, mua và khống chế cổ phần, đến nay công ty đã trở thành một tập đoàn kinh doanh lớn, đa sở hữu.
Tập đoàn BOUYGUES có quy mô lớn, mô hình tổ chức của tập đoàn phù hợp với những cơ chế vận hành vừa chặt chẽ vừa linh hoạt mềm dẻo theo hình thức công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ đầu tư vào các công ty con theo nhiều mức độ khác nhau, tạo lên mối liên kết nhiều tầng, trong đó các công ty con hoạt động trong lĩnh vực truyền thống đều được công ty mẹ đầu tư vốn ở mức trên 51%, và các công ty con đều mang tên họ chung là BOUYGUES.
1.4.4.Một số kinh nghiệm về tổ chức công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con trên thế giới
Về quy mô hoạt động và tổ chức mô hình: tổ hợp công ty mẹ – công ty con gồm nhiều công ty, trong đó có công do công ty mẹ đầu tư 100% vốn, vốn chi phối (trên 51%) hoặc các công ty liên kết. Tất cả các tập đoàn đều hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Về quan hệ giao dịch kinh doanh: công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên đều là chủ thể độc lập trong thị trường, hoạt động theo mục tiêu thị trường. Các giao dịch trong tập đoàn luôn tuân thủ nguyên tắc thị trường, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, song cũng có những bảo hộ, ưu đãi theo những điều kiện nhất định.
Về quan hệ tài chính: tương tự như quan hệ giao dịch kinh doanh, các giao dịch tài chính giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn phải được báo cáo đầy đủ và công khai hoàn toàn. Công ty mẹ chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu qủa kinh tế.
Quan hệ về đầu tư: thông thường các công ty mẹ không có đủ lượng tài chính để thoả mãn nhu cầu của tẩt cả các công ty con. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về vốn, các công ty con phải tự tìm nguồn vốn bằng cách giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại hoặc các thị trường vốn. Trong quan hệ đầu tư, công ty mẹ xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mô như mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chính để vay vốn. Công ty mẹ chỉ giám sát hiệu quả hoạt động, còn lãnh đạo công ty con chịu trách nhiệm hoàn toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này.
Về phân chia lợi ích trong mô hình: việc phân chia lợi ích trong tập đoàn dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phân phối hợp lý theo quy luật kinh tế thị trường.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về mô hình công ty mẹ công ty con, nêu lên những đặc điểm của công ty mẹ – công ty con về
TCDN, quản trị TCDN, các tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của DN là: nhóm chỉ tiêu về quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng vốn; khả năng sinh lời cao và ổn định; khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp và đặc biệt đã nêu bật được những nội dung cơ bản về cơ chế tài chính của mô hình công ty mẹ – công ty con. Tại phần 1.4 của chương, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm mô hình tổ chức, cũng như quản trị tài chính của một số DN trên thế giới và các bài học rút ra đối với việc tổ chức công ty và hoàn thiện hệ thống QTTC theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam nói chung và tại SACOM nói riêng. Toàn bộ nội dung này được dùng làm cơ sở cho việc phân tích chi tiết ở chương 2 tiếp theo sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ& PHÁT TRIỂN SACOM
2.1.Giới thiệu tổng quan về SACOM.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty có tiền thân là Nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom), một doanh nghiệp nhà nước thành lập vào năm 1986 theo quyết định số 28/QĐ/TCCB của Tổng cục Bưu điện. Năm 1998, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 955/1997/QĐ-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 75/1998/QĐ-TCCB ngày 07/02/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo giấy Chứng nhận đăng ký số 059162 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Đồng Nai cấp ngày 30/03/1998.
SACOM là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đầu tiên của VNPT cũng như của tỉnh Đồng Nai thực hiện cổ phần hóa. SACOM và REE là hai Công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào tháng 06/2000. Khởi nghiệp từ một Nhà máy chuyên sản xuất các loại cáp đồng viễn thông vào năm 1986, SACOM mở rộng sang các lĩnh vực cáp điện lực, vật liệu viễn thông, cáp quang, dây đồng, dây điện từ, bất động sản. Năm 2008, SACOM bắt đầu tái cấu trúc theo mô hình mẹ - con, trong đó Công ty Cổ phần đầu tư phát triển SACOM giữ vai trò là Công ty mẹ.
Sau khi cổ phần hóa, SACOM có nhiều bước tiến mạnh mẽ, trong đó nổi bật nhất là triển khai mở rộng sản xuất cáp quang, cáp đồng viễn thông, dây điện từ, dây đồng, cáp điện lực. Hiện nay SACOM là Doanh nghiệp sản xuất cáp viễn thông lớn nhất Việt Nam.
Năm 2008 thành lập Công ty CP địa ốc Sacom; năm 2009 thành lập Công ty CP Sacom–Tuyền Lâm; năm 2010 đổi tên Công ty CP cáp và Vật liệu Viễn thông thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển SACOM; cũng năm 2010 thành lập Công ty TNHH Sacom–Chíp sáng; năm 2011 thành lập Cty TNHH MTV dây & cáp Sacom.
Các hoạt động kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất dây cáp, cáp sợi quang học, dây, cáp điện và điện tử khác - Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông: vật liệu viễn thông, vật liệu điện dân dụng
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê: kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
- Hoạt động của các cơ sở thể thao: sân golf
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn, dịch vụ lưu trú và dịch vụ du lịch.
2.1.2.Thông tin chung:
Tên tiếng việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN SACOM
Tên tiếng anh : SACOM investment & developmnet corporation
Tên giao dịch viết tắt : SACOM
Địa chỉ : Khu Công nghiệp Biên Hoà I, tỉnh Đồng Nai Văn phòng đại diện : 152/11B Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Website : www.sacom.com.vn
Vốn điều lệ : 1.307.984.320.000 đồng Mã chứng khoán : SAM
Sàn niêm yết : Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) Mệnh giá : 10.000 đ/cổ phần
Số lượng cổ phiếu niêm yết
: 130.798.432 CP
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
: 130.798.432 CP
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông.
Cơ cấu cổ đông
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn cổ phần (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn (%) Vốn cổ phần (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn (%) Vốn cổ phần (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn (%) 1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) 202,9 31 405,8 31 405,8 31 2.Cổ đông khác 451,1 69 902,2 69 902,2 69 Cộng: 654,0 100 1.308,0 100 1.308,0 100
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011-2013 của Sacom
2.1.3.Cơ cấu tổ chức quản lý:
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy của SACOM
Nguồn: (Sacom, 2011- Sơ đồ tổ chức)
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của SACOM
2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Đại hội Cổ đông (Sacom, 2013- Điều lệ công ty)
BAN QUẢN LÝ VỐN – ĐẦU TƯ BAN TÀI CHÍNH KẾ TO ÁN VĂN PHÒNG CÔNG TY Công ty thành viên Công ty liên kết ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty. ĐHCĐ có trách nhiệm bầu, bãi nhiễm Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một (01) lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn (04) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Hội đồng Quản trị (Sacom, 2013- Điều lệ công ty)
- Hội đồng Quản trị (HĐQT) là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHCĐ bầu ra gồm ít nhất là năm (05) thành viên và tối đa là mười một (11) thành viên, hiện nay cơ cấu là 7 thành viên, với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
- Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban kiểm soát (Sacom, 2013- Điều lệ công ty)
- Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên, hiện nay cơ cấu là 3 thành viên, với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm do ĐHCĐ bầu ra, Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát nhóm họp và bầu trưởng ban kiểm soát. Trưởng Ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán (theo thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính). Quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định, chủ yếu là những quyền hạn và
trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức giám sát, kiểm tra, thẩm định tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty.
+ Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty.
Ban điều hành
- Ban điều hành của Công ty gồm có một Tổng Giám đốc, ba Phó Tổng Giám đốc và một Kế toán trưởng. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm (hoặc tuyển dụng), là người chịu trách nhiệm chính và duy nhất trước HĐQT và trước pháp luật về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm (hoặc tuyển dụng) theo đề xuất của Tổng Giám đốc.
- Ban điều hành hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, đồng thời có quá trình gắn bó với Công ty trên 10 năm. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban điều hành như sau:
Tổng Giám đốc (Sacom, 2013- Điều lệ công ty)
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc điều hành là [ba] năm trừ khi Hội đồng quản trị có quy định khác và có thể được tái bổ nhiệm.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, nội dung chủ yếu như sau:
+ Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;
+ Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;
+ Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết nhằm áp dụng các hoạt động cũng như các cơ cấu quản lý tốt do Hội đồng quản trị đề xuất, và tư vấn để Hội đồng quản trị quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;
+ Trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm.
Phó Tổng giám đốc: (Sacom, 2013- Điều lệ công ty)
- Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc Công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
- Kế toán trưởng:Kế toán trưởng của Công ty do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty, giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.(Sacom, 2011-Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban)