Thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 88)

Mục đích cơ bản của giám sát tài chính là bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong doanh nghiệp. Giám sát tài chính có thể thực hiện từ phía các cơ quản trị tài chính của Nhà nước và từ doanh nghiệp.

Theo quy định, nội dung giám sát tài chính bao gồm: giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản; giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; giám sát tình hình kinh doanh, thực hiện chính sách chế độ đối với người lao động, người quản lý, điều hành trong đó chú trọng đến giám sát chi phí tiền lương, thu nhập. Giám sát tài chính bao gồm giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê, báo cáo của đại diện vốn; giám sát trực tiếp thông qua kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất.

(Sacom, 2012- Quy chế kiểm soát nội bộ)

Giám sát Công ty Sacom mẹ

Là Công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và là doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hàng năm SACOM vẫn chịu sự kiểm tra, giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Ban Kiểm soát của Công ty sẽ thực hiện việc kiểm tra công tác tài chính, kế toán, công tác quản lý tại công ty. Ngoài ra Công ty còn thuê các Công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán bán niên và cuối năm.

Theo Điều lệ công ty cổ phần, Ban kiểm soát sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, kiểm tra tình

hình tài chính, thẩm định báo cáo tài chính của Công ty.

Đối với việc giám sát của Công ty với các Công ty con

Các Phòng ban chức năng của Công ty có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tuân thủ chế độ của Nhà nước và Quy chế của Công ty. Việc kiểm tra, kiểm soát thường được tiến hành định kỳ hàng quý. Tuy nhiên, hiện nay SACOM vẫn chưa có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát mang tính chất quản trị, chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí, định mức lao động, định mức hao hụt,… vì vậy, trong quá trình hoạt động Công ty chưa có căn cứ để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng chi phí tại các đơn vị.

Việc kiểm tra, giám sát các Công ty con sẽ do Ban kiểm soát phối hợp với các phòng ban của công ty thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, tình hình tài chính, tuân thủ các quy định của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.(Sacom,

2012- Quy chế kiểm soát nội bộ)

Nhìn nhận, đánh giá thực trạng cơ chế giám sát tài chính

Qua nghiên cứu cơ chế giám sát tài chính của Sacom cho thấy nhìn chung quy chế quản trị tài chính đã quy định khá toàn diện về nội dung và phương pháp giám

sát tài chính.

Tuy nhiên, nếu đi sâu những quy định về giám sát tài chính sacom vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

Quy chế quản trị tài chính chưa làm rõ chức năng, trách nhiệm giám sát tài chính trong bản thân của doanh nghiệp; cách thức giải quyết, hệ quả của giám sát cũng chưa được quy định cụ thể.

Trong việc giám sát tài chính, cơ chế quản trị tài chính cũng chưa đề cập nhiều đến hệ thống các tiêu chí giám sát, gắn vấn đề phân tích rủi ro trong hoạt động tài chính, đặc biệt là sử dụng phương pháp giám sát trực tiếp thông qua công tác kiểm tra, thiếu tính liên tục.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 88)