Hoạt động tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 25)

Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua một cơ chế. Đó là cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. .(TS. Lưu Thị Hương, 2002).

Hoạt động tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức tiền tệ nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. (TS. Đoàn Gia Dũng,

2009).

Có thể nhìn nhận một cách tổng quát hoạt động tài chính trong tập đoàn kinh tế được chia ra làm hai cấp độ: hoạt động tài chính ở cấp độ các công ty con và hoạt động tài chính ở công ty mẹ.

Nói chung, hoạt động tài chính của các công ty con gắn bó chặt chẽ với hoạt động tác nghiệp cụ thể của nó. Tùy theo đặc điểm hoạt động tác nghiệp của mỗi công ty con mà hoạt động tài chính của chúng có những nét khác biệt riêng. Tuy nhiên, về tổng thể hoạt động tài chính của các công ty thành thành viên bao gồm: - Hoạt động huy động nguồn lực tài chính bao gồm các hoạt động vay vốn của

NHTM, vay của các công ty và cá nhân, phát hành cổ phiếu và trái phiếu… - Hoạt động quản lý tài sản và sử dụng nguồn vốn, bao gồm hàng loạt mối quan

hệ và nghiệp vụ tài chính, kế toán như phân bổ tài sản, quản lý tài sản cố định, tài sản lưu động, đầu tư , bảo toàn vốn…

- Phân phối lợi nhuận, hình thành và sử dụng các quỹ.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính trong nội bộ của tập đoàn.

Ở cấp độ công ty mẹ, tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà có những hoạt động tài chính khác nhau. Nếu công ty mẹ có đảm bảo một phần hoạt động tác nghiệp như các đơn vị thành viên thì hoạt động tài chính nói chung cũng có nét tương tự như các công ty con. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các công ty mẹ chủ yếu bảo đảm chức năng quản lý, điều phối. Do đó, hoạt động tài chính của chúng chủ yếu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều phối.

Cụ thể, hoạt động tài chính ở công ty mẹ bao gồm: hoạt động đầu tư vốn vào các công ty con; hoạt động tài chính phục vụ cho nghiên cứu và phát triển (R&D); hoạt động tài chính phục vụ cho việc thực hiện các giải pháp sát nhập, hợp nhất,

phân tách trong tập đoàn; hoạt động kiểm tra giám tài chính của công ty mẹ đối với

các công ty con.

Nói chung, hoạt động tài chính ở công ty mẹ gắn chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều phối của công ty mẹ. Để điều hành các hoạt động tài chính Công ty mẹ phải có một cơ chế quản trị tài chính. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của người làm công, khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ. Cơ chế quản trị tài chính đối với các hoạt động tài chính của tập đoàn bao gồm cơ chế quản trị tài chính được thiết lập bởi chính Công ty mẹ và cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tác động đến các hoạt động tài chính của Công ty mẹ. (TS. Lưu Thị Hương, 2002).

1.2.3 Cơ chế quản trị tài chính

1.2.3.1 Khái niệm cơ chế quản trị tài chính

Để xem xét đầy đủ nội dung, ý nghĩa của thuật ngữ “cơ chế quản lý tài chính”, cần nghiên cứu khái niệm bao trùm trực tiếp của nó là “cơ chế quản lý kinh tế” vì quản lý tài chính là một bộ phận của quản lý kinh tế.

Theo Giáo sư Đoàn Trọng Truyến thì: “Cơ chế quản lý kinh tế là toàn bộ các công cụ và phương pháp quản lý được Nhà nước sử dụng kết hợp với nhau một cách đồng bộ trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế để tác động tới nền kinh tế quốc dân, hướng các hoạt động kinh tế vào những mục tiêu đã được xác định trong đường lối kinh tế’.

Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính, các hoạt động tài chính theo nghĩa rộng bao hàm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế trong đó có sự vận động hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ. Bản chất của các các mối quan hệ đó là những quan hệ về giá trị được biểu hiện dưới sắc thái khác nhau.

Nói chung, cơ chế quản lý tài chính là một bộ phận của cơ chế kinh tế, bao gồm tổng thể các phương pháp, công cụ quản lý các hoạt động tài chính của doanh

nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.

Cơ chế quản trị tài chính bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành và có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Cơ chế quản trị tài chính phù hợp sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác được tối đa các nguồn lực sẵn có, tìm kiếm nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

1.2.3.2 Nội dung cơ chế quản trị tài chính

Cơ chế quản trị tài chính của các doanh nghiệp nói chung và cơ chế quản trị tài chính của mô hình công ty mẹ công ty con bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (TS,

Lưu Thị Hương, 2002)

- Cơ chế huy động vốn: bao gồm các phương pháp, hình thức và các công cụ để khai thác, huy động các nguồn vốn đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất;

- Cơ chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản: bao gồm các phương pháp quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất;

- Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, công nợ: bao gồm các phương pháp, công cụ, cách thức quản lý, hạch toán, theo dõi doanh thu, chi phí và công nợ của cả tổ hợp, nhằm quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí, công nợ;

- Cơ chế phân phối lợi nhuận: là cách thức quản lý, phân phối và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp như trình tự, nội dung phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp;

- Cơ chế kiểm tra, giám sát: bao gồm các phương pháp giám sát nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trọng tâm của kiểm tra, giám sát tài chính là hệ thống kiểm soát nộ bộ và hệ thống thông tin tài chính.

Cơ chế quản trị tài chính của công ty mẹ công ty con chịu sự chi phối của một số đặc điểm nổi bật như phức tạp về hình thức sở hữu, đa dạng về ngành nghề kinh doanh, mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau rất chặt chẽ thông qua hình thức đầu tư vốn, đầu tư tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: + Chức năng tài trợ vốn + Chức năng tài trợ vốn

Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tài chính phải thể hiện chức năng kiến tạo các nguồn vốn cho kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp cần tính toán được nhu cầu vốn, huy động, lựa chọn các nguồn vốn phù hợp và sử dụng đúng mục đích, tính chất nhằm tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn.(TS, Bùi Hữu Phước, 2005)

+ Chức năng giám đốc (kiểm tra)

Thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền, tài chính doanh nghiệp kiểm soát và giám đốc tình hình bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bằng việc phân tích tỷ trọng, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có thể đánh giá sự phù hợp về việc tài trợ nguồn vốn đối với đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Đồng thời tài chính doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra việc chấp hành kỷ luật về tài chính của doanh nghiệp và các đối tượng liên quan thông qua các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, ngân sách Nhà nước, đối tượng cho vay, cán bộ công nhân viên về việc thanh toán. Thông tin tài chính doanh nghiệp là cơ sở để chủ thể quản lý đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế trong các quan hệ thanh toán, quan hệ tài chính, giúp cho các nhà quản lý có biện pháp xử lý kịp thời nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.(TS, Bùi Hữu Phước, 2005)

+ Chức năng phân phối

Không chỉ đảm trách các chức năng cơ bản trong việc huy động vốn, tạo lập các yếu tố đầu vào cho kinh doanh, tài chính doanh nghiệp còn giữ chức năng tính toán và phân phối kết quả kinh doanh. Việc phân phối kết quả cũng thể hiện trong các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước (về thuế thu nhập phải nộp, thu trên vốn phải nộp...), với các cổ đông, với các nhà đầu tư, với công nhân viên... Từ đó, tài chính doanh nghiệp đảm bảo việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, chức năng này thể hiện sự bao quát của

tài chính doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, cho phép nhà quản trị có thể tính toán hiệu quả đầu tư, kinh doanh thông qua việc so sánh kết quả đầu ra với những yếu tố đầu vào đó bỏ ra. (TS, Bùi Hữu Phước, 2005)

1.2.5.Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Với bản chất như trên, tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, các vai trò này thể hiện cụ thể như sau:

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động (TS, Bùi Hữu Phước,

2005)

Thực hiện tốt chức năng của tài chính doanh nghiệp sẽ đảm bảo doanh nghiệp có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo thường xuyên, liên tục và kịp thời.

Huy động vốn với chi phí thấp

Căn cứ vào nhu cầu vốn trong kỳ, tài chính doanh nghiệp sẽ tìm cách huy động vốn thỏa mãn nhu cầu vốn kinh doanh với chi phí thấp nhất, mặt khác đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phát sinh.(TS, Bùi Hữu Phước, 2005)

Sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ

Kết hợp với các bộ phận chức năng liên quan, tài chính doanh nghiệp sẽ tìm những cơ hội đầu tư tốt nhất, đầu tư vào những dự án có tỷ lệ hoàn vốn và hiệu quả

cao. (TS, Bùi Hữu Phước, 2005)

Giám sát và hướng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp

Tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, tìm ra những ưu nhược điểm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, quyết định tăng vốn và đầu tư hợp lý, xây dựng các kế hoạch tài chính đảm bảo tài sản doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả. (TS,

Bùi Hữu Phước, 2005)

1.3.Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp

sản doanh nghiệp nhằm đạt đựơc các mục tiêu nhất định. Qua định nghĩa trên quản trị tài chính có liên quan đến các quyết định chủ yếu sau: Quyết định đầu tư; quyết định tìm nguồn tài trợ; kể cả quyết định phân phối lợi nhuận và quyết định quản lý tài sản doanh nghiệp.

Quản trị tài chính có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động công ty và nó có một phạm vi rộng lớn. Hầu hết các quyết định diễn ra trong công ty đều có liên quan đến hoạt động tài chính. Tài chính vừa là điều kiện, vừa là cơ sở để thực hiện, đánh giá hiệu suất các giải pháp kinh doanh. Chúng ta hãy liên tưởng đến các hoạt động đầu tư trong công ty thông qua các dự án, đến quá trình tiến hành các hoạt động bán hàng đều có liên qua chặt chẽ với hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính còn diễn ra trên nhiều mức độ khác nhau như: ở mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đến phạm vị toàn cầu.

Có thể xem xét quản trị tài chính doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, nói một cách chung nhất quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, gia tăng giá trị doanh nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và là thành phần không thể thiếu được trong quản trị doanh nghiệp nói chung, quản trị tài chính luôn gắn liền với các bộ phận cấu thành khác của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có thể khẳng định quản trị tài chính là một môn khoa học độc lập, với hệ thống mục tiêu, đối tượng và hệ thống phương pháp, công cụ nghiên cứu độc lập.(TS, Đoàn Gia Dũng, 2009)

1.3.2. Một số nội dung chủ yếu của cơ chế quản trị tài chính

1.3.2.1.Cơ chế huy động vốn(Nghị định số 09/2009/NĐ-CP)

Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cơ chế huy động vốn là một bộ phận quan trọng của cơ chế tài chính, và có quan hệ với các yếu tố khác của cơ chế kinh tế, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội và phản ánh cơ chế kinh tế qua các thời kỳ.

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế huy động vốn kinh doanh đã có những điều chỉnh cho phép các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, các hình thức và công cụ huy động vốn ngày càng đa dạng phong phú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huy động nguồn vốn nội bộ

Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo vốn được áp dụng khá phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, nhờ đó mà các tổ hợp công ty phát huy được nguồn lực của chính mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là khi có sự biến động bất lợi của thị trường tài chính. Nguồn vốn nội bộ được huy động bằng hai phương thức: thông qua chính sách phân phối lợi nhuận và phát hành cổ phiếu nội bộ.

Đối với các công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, khai thác nguồn vốn nội bộ còn bao hàm sự luân chuyển, điều chuyển vốn giữa công ty mẹ với các công ty con, giữa các công ty con thành viên với nhau thông qua các hình thức như tín dụng nội bộ, đầu tư nội bộ, trao đổi tài sản,… nhằm tạo ra khả năng điều hòa và sử dụng tối ưu nguồn lực tài chính, làm tăng hiệu quả kinh doanh chung của toàn tổ hợp. Do đặc thù về cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động nên trong mô hình công ty mẹ công ty con thường tồn tại một công ty con là công ty tài chính. Công ty này hoạt động như một trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ luân chuyển, điều hòa các nguồn vốn trong toàn mô hình với chi phí thấp và tham gia kinh doanh các dịch vụ tài chính được phép khác.

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu

Phát hành trái phiếu, cổ phiếu là hình thức đang được áp dụng phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này để huy động vốn. Quá trình phát hành trái phiếu, cổ phiếu là quá trình phát hành ra thị trường những công cụ tài chính nhằm mục đích huy động vốn. Việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy định của Nhà nước,chính sách, chiến lược của doanh nghiệp, điều kiện phát hành, tình hình thực tế của thị trường tài chính,… Thông thường khi tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 25)