Thực trạng cơ chế quản lý, sửdụng vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 72)

Cơ chế quản lý, sử dụng vốn

Về vốn điều lệ:

Tại thời điểm ngày 03 tháng 01 năm 2012 (ngày thông qua quy chế tài chính của Sacom) vốn điều lệ của Công ty mẹ được xác định là:1.307.984.320.000đ (Một ngàn ba trăm lẻ bảy tỷ, chín trăm tám mươi bốn triệu, ba trăm hai mươi ngàn đồng)

Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các Cổ đông đóng góp và được góp bằng tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc hiện vật nhưng được tính toán bằng đồng Việt Nam tại ngày góp vốn.

Trong quá trình hoạt động, Công ty mẹ có thể tăng hoặc giảm vốn Điều lệ theo quy định tại Luật DN, Điều lệ và các quy định Pháp luật hiện hành liên quan khác. TGĐ Công ty mẹ chịu trách nhiệm lập phương án tăng hoặc giảm vốn điều lệ Công ty mẹ trình HĐQT Công ty mẹ trước khi trình ĐHĐCĐ quyết định.

Vốn điều lệ của Công ty được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:

+ Phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của Pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của Công ty theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thỏa thuận giữa HĐQT và chủ nợ. Đối tượng chào bán, giá chào bán cổ phiếu do Đại hội cổ đông thông qua, giá chào bán có thể là mức giá cụ thể hay khoảng giá. Tuỳ theo điều kiện thị trường, Công ty, HĐQT quyết định đối tượng, giá chào bán, thời điểm trên cơ sở nghị quyết ĐHCĐ.

+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần theo phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi và theo quy định của Pháp luật.

+ Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu

+ Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ Công

ty khác vào Công ty.

+ Kết chuyển nguồn thặng dư vốn, quỹ dự trữ để bổ sung tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Công ty được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau, với điều kiện vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho các Cổ đông theo tỷ lệ góp vốn. + Mua cổ phiếu quỹ.

+ Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của

Công ty.

Việc tăng, giảm vốn điều lệ chỉ được thực hiện sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và cấp có thẩm quyền chấp nhận. Công ty mẹ có trách nhiệm điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Nai) và Cục thuế tỉnh Đồng Nai về sự thay đổi này.

Về quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng vốn,

Công ty mẹ được quyền chủ động sử dụng số vốn chủ sở hữu, các loại vốn khác, các quỹ do Công ty mẹ quản lý vào hoạt động kinh doanh và chịu trác nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn; bảo đảm

quyền lợi của những người liên quan đến công ty mẹ như chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết. Nếu công ty mẹ tạm thời sử dụng tiền nhàn rỗi trong các quỹ thuộc phạm vi quản lý vào kinh doanh thì phải bảo đảm đủ nguồn chi trả của các quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và quy chế đầu tư XDCB của Công ty.

* Về Đầu tư vốn ra ngoài Công ty

Xung quanh vấn đề sử dụng vốn của Công ty mẹ, quy chế cũng có quy định đến vấn đề đầu tư vốn ra ngoài công ty mẹ. Theo quy chế, Công ty mẹ được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ, song phải bảo đảm tuân thủ những quy định của pháp luật, bảo đảm đầu tư hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của Công ty mẹ, đặc biệt nếu đầu tư vào đất đai phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ có thể thực hiện dưới các hình thức như:

- Đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, góp vốn vào các Hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới.

- Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty hợp danh.

- Mua lại một công ty khác.

- Mua công trái, trái phiếu để hưởng lợi.

- Đầu tư vào các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài Công ty mẹ, quy chế cũng quy định khác chặt chẽ. Cụ thể:

Đại hội cổ đông quyết định :

Sử dụng vốn của Công ty mẹ để đầu tư dự án có số vốn trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty mẹ.

- Sử dụng vốn của Công ty mẹ để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty mẹ; các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của các công ty con do Công ty mẹ nắm 100% vốn điều lệ.

- Thành lập công ty con mới hoặc công ty liên kết trong nước và ngoài nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài với mức cổ phần, góp vốn của Công ty mẹ vào mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty mẹ.

Tổng giám đốc quyết định :

- Phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài Công ty với số vốn nhỏ hơn 5% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.

Quy chế cũng quy định Công ty mẹ không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà Người quản lý, điều hành hoặc Người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đó; không được góp vốn hoặc mua cổ phần tại Quỹ đầu tư mạo hiểm.

Quy chế cũng quy định: các Công ty con không được đầu tư góp vốn vào Công ty mẹ và không được góp vốn vào các Đơn vị trong cùng Tổ hợp mẹ - con.

Nhìn nhận đánh giá cơ chế quản lý và sử dụng vốn

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các quy định về vấn đề sử dụng vốn trong Sacom khá chặt chẽ, vừa tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Sacom vừa tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Cổ đông. Quy chế tài chính về quản lý và sử dụng vốn Sacom có nhiều tác dụng tích cực:

Qua nghiên cứu những quy định thực tế tại Sacom có thể thấy đây là quy chế có tác dụng tích cực trong việc tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản trị tài chính tại Sacom, giúp cho đơn vị này xử lý các vấn đề tài chính trong nội bộ có cơ sở pháp lý vững chắc góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đi sâu nghiên cứu phân tích nội dung cơ chế quản lý và sử dụng vốn công ty mẹ tại các doanh nghiệp mà Sacom góp vốn còn nổi lên một số vấn đề sau đây:

Về cơ chế quản lý vốn:Cơ chế quản lý vốn hiện nay cũng chưa thể hiện rõ chế tài đối với các cá nhân được giao làm đại diện vốn. Các đại diện vốn đang làm việc theo định kỳ, vậy sau khi hết nhiệm kỳ liệu có chịu trách nhiệm về quyết định của mình không. Điều này chưa được quy định rõ trong cơ chế quản lý vốn.

Về cơ chế quản lý, điều hòa vốn:Cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại SACOM vẫn mang nặng tính hành chính, tạo ra sự cứng nhắc trong điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay. Việc phân cấp sử dụng vốn đối với các đơn vị thành viên vẫn mang tính chất xin – cho, chưa gắn chặt với thực tiễn hoạt động kinh doanh của từng đơn vị trong điều kiện cơ chế thị trường. Về công tác điều hòa vốn trong công ty do SACOM chưa có công ty tài chính trực thuộc nên việc điều hòa vốn trong công ty do Ban Tài chính Kế toán thực hiện, theo quy định hiện hành tất cả các Công ty con có nhu cầu vay vốn, gửi vốn đều phải báo cáo công ty mẹ để công ty mẹ tiến hành điều vốn giữa các đơn vị, tuy nhiên chưa thực hiện được do hành lang pháp lý chưa có. Cơ chế chưa rõ ràng trong việc điều chuyển vốn giữa Công ty và các đơn vị

thành viên.

Chưa phát huy được công tác điều hòa vốn và điều chuyển tài sản giữa công ty và các đơn vị thành viên; huy động các loại quỹ tạm thời nhàn rỗi của công ty vào hoạt động kinh doanh và hoàn trả khi không có nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)