Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán hàng năm, đểđánh giá thực trạng năng lực tài chính tại Sacom, Công ty đã sử dụng 4 nhóm tỷ số tài chính để phân tích tình hình tài chính của mình, cụ thể như sau:
Nhóm tỷ số hoạt động và quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn.
Bảng 2.10: Nhóm tỷ số hoạt động & tăng trưởng vốn 2011-2013.
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số BQ ngành Tỷ số tốc độ tăng trưởng vốn Tốc độ tăng vốn 0,01 0,04 0,08 Tốc độ tăng vốn CSH (0,08) 0,05 0,05 Tỷ số hoạt động
Số vòng quay khoản phải thu
(bằng doanh thu thuần / bình quân các khoản phải thu)
2,62 2,33 2,42 3,9
Số vòng quay hàng tồn kho
(bằng Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
bình quân)
1,45 1,48 1,71 2,33
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
(bằng Doanh thu thuần / bình quân tài sản dài hạn)
0,44 0,55 0,61 1,46
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
(bằng Doanh thu thuần / bình quân tổng tài sản)
0,28 0,33 0,35 0,95
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
(bằng Doanh thu thuần / bình quân vốn cổ phần)
0,75 0,69 0,76 2,45
(Nguồn: SACOM năm 2011-2013) Vòng quay khoản phải thu được sử dụng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu của công ty qua các năm rất chậm (năm 2013: 2,42 vòng) so với cùng ngành 3,9 vòng. Nguyên nhân là do chính sách bán hàng cho trả chậm từ việc khi đấu thầu khách hàng yêu cầu mua hàng trả chậm là điều kiện tiên quyết, thời gian khách hàng trả nợ dài ví dụ như Viettel yêu cầu cho trả chậm tới 270 ngày, dẫn đến vòng quay khoản phải thu cao.
kho. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản trong mấy năm vừa qua đóng băng, Công ty Sacom cũng không phải là ngoại lệ, ngoài ra các mặt hàng cáp viễn thông vật tư chủ yếu do nhập ngoại, thời gian giao hàng lâu, vì vậy tồn kho nhiều.
Trong các năm từ 2011-2013, vòng quay hàng tồn kho tuy lớn hơn 1, nhưng vòng quay chậm (năm 2013: 1,71 vòng; năm 2011: 1,45 vòng;) năm 2013 có cải thiện nhưng không nhiều, tăng 0,26 vòng so với năm 2011, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cùng ngành 2,33 vòng. Điều này cho thấy thực tế chính sách quản lý hàng tồn kho của Công ty chưa được quan tâm đúng mức tới công tác hàng tồn kho. Trong tương lai nên quan tâm cải thiện hiệu quả ở mặt này.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Số tiền công ty đầu tư vào tài sản như: dự án Sacom tuyền lâm, dự án dây điện từ…phục vụ cho kinh doanh đã tạo ra doanh thu cho công ty trong 3 năm cụ thể: năm 2011, 1 đồng TSCĐ tạo ra 0,44 đồng doanh thu; năm 2012 tạo ra 0,55 đồng doanh thu và năm 2013 tạo ra 0,61 đồng doanh thu, so với cùng ngành 1,46 đ. So với ngành dây và cáp thì hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty là quá thấp do công ty quá tập trung vào bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng, đây là lĩnh vực mới còn khá lạ lẫm với công ty, đầu tư nhiều nhưng doanh thu tạo ra rất ít; dây điện từ dù là ngành lõi của công ty, nhưng sản phẩm này cũng là sản phẩm mới, doanh thu cũng còn thấp chưa đạt được điểm hòa vốn, hy vọng năm 2015 sẽ có lãi. Vì vậy, công ty cần đặc biệt quan tâm tới việc tái cấu trúc lại tình hình tài chính của công ty, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng quá thấp, năm 2013 là 0,35 lần so với cùng ngành 0,95 lần. Vì vậy công ty cần cơ cấu lại tài sản để đảm bảo hiệu quả kinh doanh vì Doanh thu (giá bán) = Chi phí + Lợi nhuận.
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: Tỷ số này qua các năm 2011-2013 của Sacom là quá thấp do công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay, cụ thể năm 2013 là 0,76 lần so với cùng ngành là 2,45 lần. Việc dùng vốn tạo ra doanh thu từ vốn cổ phần sẽ ít rủi ro như vốn vay ngân hàng nếu tình hình biến động về lãi
suất và nhà nước điều chỉnh chính sách tín dụng như cuối năm 2011, nhưng nó bị áp lực rất lớn từ cổ tức. Công ty đã sử dụng vốn tràn lan vào lĩnh vực không phải mặt mạnh của mình là quá rủi ro, đặc biệt, công ty rót vố quá lớn vào bất động sản khi thị trường bất động sản đang đóng băng.
Nhóm tỷ số khả năng tự tài trợ và khả năng huy động vốn nợ:
Bảng 2.11. Nhóm tỷ số khả năng tự tài trợ và khả năng huy động vốn nợ
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số BQ ngành Khả năng tự tài trợ 0,90 0,86 0,85 0,5
Tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư 0 0 0,08
Tỷ lệ tăng trưởng bền vững 0 0 0,004
Tỷ số nợ/tài sản 0,10 0,14 0,15 0,5
Tỷ số nợ/vốn cổ phần 0,27 0,28 0,33 1,04
(Nguồn: SACOM năm 2011-2013)
Tỷ số đòn bẩy tài chính (huy động vốn nợ) trung bình của ngành bất động sản và cáp viễn thông là dưới 70%. Cơ cấu nợ từ năm 2011-2013 cho thấy Công ty sử dụng ít nợ vay, rủi ro đòn bẩy tài chính không nhiều (tỷ số nợ/tổng tài sản là 30%), đây là con số an toàn. Vì sử dụng đòn bẩy tài chính khá an toàn do vậy lợi nhuận không cao chưa nói là thấp, trong các năm tiếp theo, cần thiết phải tăng tỷ số đòn bẩy tài chính hợp lý về mức trung bình của ngành.
Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Bảng 2.12: Nhóm tỷ số khả năng sinh lời 2011-2013.
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số BQ ngành
Tỷ suất sinh lợi/doanh thu -24,7% 11,7% 11,8% 5%
Tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản (ROA) -6,9% 3,9% 4,1% 4%
Tỷ suất sinh lợi/Vốn cổ phần (ROE) -7,8% 4,6% 4,9% 9%
Thu nhập/mỗi cổ phần (EPS) (1.406) 806 833 4.200
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không ổn định, đặc biệt là năm 2011 (tỷ suất sinh lợi/doanh thu là -24,7%), năm 2012 và 2013 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có được cải thiện rất tốt (11,7%). Do đó, công ty cần phải quản lý chi phí tốt hơn và tập trung vào các hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao để tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số ROA của Công ty rất thấp so với mức trung bình của ngành và lãi suất tiền gửi ngân hàng. Nguyên nhân là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp, cộng với doanh thu cũng thấp.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ số ROE của công ty cũng rất thấp. Mặc dù đòn cân nợ suy giảm, hiệu suất sử dụng tài sản cải thiện không đáng kể, tuy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đã giúp cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần có tốt hơn, nhưng vẫn rất thấp.
Tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)đo lường sức thu nhập chứa trong mỗi cổ phần, nói cách khác, nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Năm 2013 hiệu quả hoạt động tăng, tuy nhiên vẫn rất thấp. Do đó, EPS năm 2013 (833 đồng/cổ phần), quá thấp so với lãi suất ngân hàng. Vì vậy, trong các năm tiếp theo, Công ty phải nâng hiệu quả hoạt động để cải thiện chỉ số này.
Nhóm khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp
Bảng 2.13: Nhóm tỷ số thanh toán năm 2011-2013.
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số BQ ngành
Tỷ số thanh toán hiện hành 3,82 5,28 6,30 1,46
Tỷ số thanh toán nhanh 1,67 3,45 3,50 0,72
Tỷ sốthanh toán tức thời 0,44 0,48 0,54
(Nguồn: SACOM năm 2011-2013)
Nhìn chung qua các năm tỷ số khả năng thanh toán hiện hành luôn lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp luôn luôn có đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản nợ vay, khả năng thanh toán nhanh đối với các khoản nợ đến hạn cũng rất tốt, tuy nhiên
công ty vẫn cần phải chú trọng bán hàng giảm tồn kho. Thông qua tỷ số này khi Sacom đặt quan hệ vay vốn tại các ngân hàng như HSBC, Vietcombank, Viettinbank, các nhà cung cấp vật tư… đều được các tổ chức tín dụng tài trợ và luôn xếp Sacom thuộc nhóm khách hàng tốt nhất, được ưu đãi về lãi suất và phí ngân hàng thấp nhất; hầu hết đối với các nhà cung cấp nước ngoài cho Sacom thanh toán sau khi hàng về đến cảng, thậm chí cho nợ đến 90 ngày. Đây là lợi thế mà không phải doanh nghiệp dây và cáp nào cũng có được.
Tóm lại: Nhìn chung, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2012 và 2013 khả quan hơn năm 2011. Tuy nhiên vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn tại Công ty còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt các chỉ số hiệu quả hoạt động rất thấp.