7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.3.6. Giải pháp quản lý nâng cao năng lực, kỹ năng thực hành nghề kết hợp
kết hợp thực tập nghề cho sinh viên tại xưởng, phòng thực hành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các khu chế xuất để tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật cao.
Định hướng đào tạo nghề gắn kết với thực tiễn sẽ được cải thiện thông qua nhiều khóa thực tập và thời gian thực tập kéo dài tại các doanh nghiệp. Đào tạo nghề có sự gắn kết với nhu cầu thực tiễn thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3.3.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Giúp sinh viên nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, phát triển tốt các yếu tố: Tính chính xác, nhanh gọn của các thao tác, động tác- chính (kỹ xảo); Cách tổ chức hoạt động sản xuất- việc hình thành kỹ năng và phát triển tư duy. Vai trò cốt lõi của dạy học thực hành nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng hành dụng trên cơ sở những liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.
Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong trường với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh nghiệp. Mỗi chương trình thực tập đều nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy, ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới dành cho công việc. Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp qua quá trình học, rèn luyện khả năng
làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.
Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, sinh viên sẽ rút ra được nhiều bài học quí báu bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình cũng như giúp xác định và chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai. Đây chính là bước khởi đầu cho con đường nghề nghiệp của sinh viên. Ngoài ra, chương trình thực tập cũng là một phần trong kế hoạch phát triển nhân sự của các công ty. Thông qua quá trình đầu tư đào tạo và huấn luyện sinh viên thực tập, các công ty có thể đánh giá và chọn lựa được những nhân viên tốt làm việc trong tương lai. Thực tế cho thấy, phần lớn các sinh viên hoàn thành công việc thực tập tốt thường được mời làm việc tại công ty sau chương trình thực tập.
Giúp nhà trường tiếp cận với yêu cầu từ thị trường lao động để điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết, tồn tại, hạn chế như: cơ cấu ngành, nghề đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
3.3.6.2. Nội dung của giải pháp
Với nguyên lý “Học đi đôi với hành, Nhà trường gắn liền với đơn vị” Nhà trường xác định: Kết quả đạt được trong công tác đào tạo là tiền đề cho sự phát triển. Vì vậy trên quan điểm luôn đổi mới và phát triển, mỗi khóa học, môn học đều được xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thực tế sản xuất; chương trình đào tạo luôn lấy học lý thuyết làm cơ sở, với tỷ lệ hợp lý, có tính mềm và nội dung phù hợp sát với thực tiễn. Chương trình thí nghiệm và thực hành bổ trợ luôn cụ thể, rõ ràng, liên hệ chặt chẽ với nội dung bài học. Các hoạt động thực tập đều gắn liền với chuyên môn đào tạo và thực tế của các công trình đang thi công của các đơn vị. Bên cạnh đó, công tác thực hiện bài tập lớn, đồ án, bài tập
chuyên đề và đồ án tốt nghiệp có ý nghĩa tổng hợp kiến thức và năng lực chuyên môn. Sinh viên có điều kiện được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, thông qua hoạt động thực tập với sự hướng dẫn sâu sát của giáo viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm, sinh viên bước đầu định hình được công việc và cách thức tổ chức, triển khai công việc.
Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghề nghiệp, năng lực và kỹ năng giảng dạy thực hành cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có kiến thức vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp tốt.
Trong quá trình thực tập tại các đơn vị, sinh viên không bị “bỏ rơi”; Nhà trường cử đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trực tiếp kèm cặp, trực tiếp hướng dẫn, nhờ vậy sinh viên dễ dàng hiểu được lý thuyết đã học và rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, bản lĩnh chính trị của mình. Đồng thời, vói mối liên hệ giữa Nhà trường - Sinh viên - Gia đình được duy trì chặt chẽ nên học viên đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, động viên, khích lệ kịp thời.
3.3.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp kỹ năng thực hành với lý thuyết khiến các giờ học thực hành trở thành thời gian làm việc thực tế cho sinh viên, giúp các em vừa phát huy được năng lực, sự chủ động và hứng thú với môn học vừa tích lũy được kinh nghiệm làm việc thực tế qua từng giờ học.
Chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với sinh viên và không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả giờ học thực hành tại các xưởng.
Nhà trường chủ động liên kết với các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất… để sinh viên đi kiến tập, thực tập ngay từ học kỳ thứ ba giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được công việc phù hợp với bản thân, được doanh nghiệp, xã hội đánh giá cao. Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề; huy động doanh nghiệp trực tiếp tham gia và phối hợp với nhà trường xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy nghề, danh mục
nghề, tiêu chuẩn nghề, tham gia giảng dạy và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động; có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trường đến doanh nghiệp thực hành, thực tập; xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo.
Áp dụng có chọn lọc và khoa học những thành tựu nghiên cứu, kết hợp với phương pháp giáo dục tích cực; xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có ý thức về nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm, tôn trọng nhân cách của người học. Sinh viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có đủ khả năng làm việc và tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong thực hành nghề thì công tác quản lý phải tận dụng mọi điều kiện sẵn có, bám sát tình hình sản xuất, nhu cầu của các doanh nghiệp để đảm bảo cho học sinh được thực tập đầy đủ 3 khâu: Thực tập nghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn và thực tập kết hợp với sản xuất để làm tốt điều này cần phải xây dựng được đề cương thực tập, lựa thầy có kinh nghiệm, có tay nghề cao hướng dẫn hoặc ký kết với các doanh nghiệp, nhà máy, công ty hợp đồng kèm cặp.
Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp giáo dục: thành lập các xưởng vừa thực hành nghề, vừa làm dịch vụ tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên có môi trường thực tập thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khẳng định tay nghề trước những yêu cầu cụ thể của thực tế, đồng thời cũng là môi trường thí điểm tiếp cận với cơ chế thị trường, góp phần khẳng định sự tồn tại của nghề trong giai đoạn mới.
Chính chất lượng đào tạo và sự thỏa mãn của người học quyết định sự sống còn của nhà trường nên nhà trường luôn tôn trọng và duy trì mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa Nhà trường - Sinh viên - Doanh nghiệp - Cộng đồng. Sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường với thực tiễn lao động tại doanh nghiệp là chìa khóa nâng cao chất lượng đào tạo và là lợi thế cạnh tranh của nhà trường.
3.3.6.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp
- Trường phải đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ thực hành đúng yêu cầu của các bài tập thực hành, bảo đảm đủ thiết bị cho sinh viên học thực hành.
- Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề phải phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy – học, đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ năng lực, kỹ năng giảng dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp.
- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề, nhận sinh viên thực tập, tài trợ thiết bị, kỹ thuật cho các phòng, xưởng thực hành và phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp.
- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề. - Xây dựng trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao động quốc gia và vùng để xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ cấu nghề, trình độ đào tạo để từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đối với các địa phương, các khu công nghiệp, khu chế xuất- các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn càng cụ thể chi tiết về yêu cầu trình độ nghề, ngành nghề cần đào tạo sẽ giúp cho các cơ sở dạy nghề, trường nghề có chương trình kế hoạch, phương án cụ thể để từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tham vào công tác dạy nghề.