7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.5. Đánh giá tác động chung và phân tích cạnh tranh chất lượng đào tạo nghề đố
tạo nghề đối với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng.
a. Đánh giá tác động chung
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh là trường cao đẳng có uy tín trong xã hội, những năm gần đây, quy mô đào tạo của trường đã phát triển nhanh để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy đã có quá trình phát triển hơn 25 năm qua nhưng trường cần phải được quan tâm đầu tư nhanh hơn, mạnh hơn mới có thể vượt qua được những thách thức mới, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Hiện nay, nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả của ngành công nghiệp của thành phố đã đặt ra yêu cầu rất lớn cho các trường khối kỹ thuật.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, cùng với sự ra đời của nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ... đòi hỏi phải có một lực lượng lao động được đào tạo kỹ càng, đặc biệt là chất lượng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật để dễ dàng tiếp cận với những công nghệ mới. Mặt khác, để thích ứng với sự linh hoạt của cơ chế thị trường, sản phẩm đào tạo của trường phải hết sức năng
động, sáng tạo. Điều đó đòi hỏi trường phải nhanh chóng nhân rộng các phương pháp giảng dạy tích cực. Việc ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực đặt ra yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy về số lượng và chất lượng, yêu cầu đầu tư về môi trường học tập với máy móc thiết bị hiện đại, giáo trình và tài liệu tham khảo đầy đủ, mạng internet, e-learning, phòng học đa phương tiện... là không thể thiếu được.
Những vấn đề nêu trên chỉ là những khía cạnh tiêu biểu, tác động khá trực tiếp đến mục tiêu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh. Đi sâu vào từng vấn đề, trường còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức và cạnh tranh từ các trường khối ngành kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh.
b. Phân tích cạnh tranh
Trong xu thế toàn cầu hóa giáo dục, một số trường nước ngoài có xu hướng đầu tư vào Việt Nam bằng các hình thức đầu tư trực tiếp như các chương trình liên kết đào tạo. Một số tầng lớp dân cư Việt Nam có xu hướng cho con mình đi du học nước ngoài bằng nhiều hình thức, những trường nước ngoài mà họ nhắm đến có các trường ở những quốc gia lân cận như Thái Lan, Singapore… Vấn đề này chắc chắn sẽ tạo ra những thách thức rất lớn cho giáo dục đại học – cao đẳng của Việt Nam, trong đó có Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có thêm nhiều trường đại học và cao đẳng tư thục ra đời theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Khi đó sự cạnh tranh về chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng; sự hấp dẫn đối với đội ngũ giảng viên (điều kiện sống và làm việc, thu nhập, cơ hội bồi dưỡng nâng cao trình độ....); sự cạnh tranh trong đào tạo, nghiên cứu khoa học... sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Mặc dù các trường tư thục được thành lập mới ngày càng nhiều, nhưng nhìn chung trong giai đoạn tới chỉ một số trường công có truyền thống lâu năm mới có khả năng cạnh tranh thật sự, trên thực tế, tại thành phố chỉ một số rất ít trường cao đẳng kỹ thuật tư thục có khả năng
bắt kịp được với ưu thế hiện có của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh.