Tầm quan trọng, vị trí, vai trò của đào tạo nghề đối với việc phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Tầm quan trọng, vị trí, vai trò của đào tạo nghề đối với việc phát triển

triển kinh tế - xã hội.

a. Vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển nguồn nhân lực:

Với mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” nhằm đáp ứng đòi hỏi sự phát triển KT-XH. Cùng với các hệ thống giáo dục, hệ thống dạy nghề có chức năng chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục nói trên. Đào tạo nghề góp phần quan trọng vào mục tiêu đào tạo nhân lực: “Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo con người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công

nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng an ninh”.

Dạy nghề trong thời kỳ CNH-HĐH bao hàm nội dung rất phong phú từ “Dạy chữ, dạy người” tới dạy nghề, dạy đạo lý nghề nghiệp, dạy pháp luật, tác phong công nghiệp. Dạy nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm, với sử dụng người lao động có tay nghề, với phát triển nhân lực bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động, có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động”.

Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH, công tác đào tạo nghề cần phải được đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng theo 2 hướng đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn, trong đó đào tạo nghề dài hạn giữ vai trò chủ đạo. Chính vì vậy giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng có tầm quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp đổi mới và hội nhập của đất nước. “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD-ĐT”.

b. Sự cần thiết của công tác đào tạo nghề:

Đào tạo nghề có thể cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Họ là những người đưa lý thuyết đến thực hành, đưa khoa học công nghệ tới các vùng chậm phát triển. Các Mác đã viết rằng: “Những người công nhân tiên tiến hoàn toàn nhận thực được rằng tương lai của giai cấp mình mà cũng chính là tương lai của loài người tùy thuộc vào công tác giáo dục thế hệ công nhân trẻ” (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198).

Công tác đào tạo nghề cho mọi người để họ đi vào lao động sản xuất luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động vì thế mà công tác đó là một đIều kiện bắt buộc để phát triển nền sản xuất xã hội .Vì vậy ở nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên ,vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội XHCN, đặc biệt là trong bối cảnh đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt.Một trong những công tác hàng đầu để hình thành con người mới XHCN đó chính là đào tạo nghề cho người lao động.

c. Yêu cầu của đất nước và nhu cầu của người dân về đào tạo nghề

Theo Tổng cục Dạy nghề, mạng lưới dạy nghề trên cả nước hiện có: 131 trường cao đẳng nghề (trong đó có 33 trường tư thục), 309 trường trung cấp nghề (trong đó có 100 trường tư thục), 909 trung tâm dạy nghề (trong đó có 344 trung tâm tư thục) và hàng trăm cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Trong năm 2010, có 1,747 triệu học sinh, sinh viên theo học nghề với 379 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 441 nghề trình độ trung cấp, 226 nghề dài hạn. Mặc dù mạng lưới cơ sở dạy nghề tương đối phát triển, nhưng hiện nay, trong công tác dạy nghề có khá nhiều bất cập: Chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xã hội và chưa bảo đảm được an sinh xã hội về số lượng và chất lượng; tuy Nhà nước đã rất quan tâm đến dạy nghề, nhưng cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến công tác này chưa đầy đủ và chưa thích ứng với kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế; đầu tư của Nhà nước và xã hội tăng chậm trong khi chi phí đào tạo lại tăng thường xuyên; chưa

thiết lập được mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; sự thụ động của người dân đối với việc học nghề và hay “nhảy nghề”.

Những bất cập đó cản trở thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, là đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình với tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội. Những bất cập đó cũng cản trở việc đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân và yêu cầu đào tạo nghề của đất nước.

Một mặt, quá trình CNH, HĐH kết hợp với đô thị hoá, đã và sẽ làm “dư thừa” một lượng ngày càng lớn lao động nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đặt ra yêu cầu lớn về đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn để họ có thể chuyển đổi kế sinh nhai. Và trong điều kiện diện tích đất giành cho trồng lúa ngày càng thu hẹp, để bảo đảm an ninh lương thực, nuôi sống 99 triệu dân vào năm 2020 và giữ vững vị trí “cường quốc” về xuất khẩu lương thực và hàng nông sản, thì yêu cầu đối với người nông dân Việt Nam là phải trở thành những nông dân hiện đại. Bản thân người nông dân cũng có nhu cầu học nghề để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Trong khi đó, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề hiện còn rất thấp, mới chỉ chiếm 16,8%. Nghĩa là yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn là rất lớn.

Mặt khác, quá trình CNH, HĐH kết hợp với đô thị hóa đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cao yêu cầu đào tạo nghề cho lao động ở khu vực kinh tế phi kết cấu (không chính thức) tại cả đô thị và nông thôn. Hơn nữa, bản thân những người tham gia ở khu vực này cũng có nhu cầu được dạy nghề. Đây là những nghề của “muôn mặt đời thường”, từ dịch vụ hiếu, hỷ, nghề “làm móng”, phô tô - chế bản, cà phê - internet đến các nghề dịch vụ kinh tế - kỹ thuật cao, như thiết kế thời trang, quảng cáo, môi giới đầu tư, tài chính,... Việc đào tạo nghề cho khu vực phi kết cấu càng được đẩy mạnh và đạt chất lượng cao bao nhiêu thì càng góp phần quan trọng vào việc làm cho khu vực này hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và hài hòa với khu vực chính thức.

Rõ ràng, yêu cầu của đất nước và nhu cầu của người dân về đào tạo nghề trong quá trình CNH, HĐH kết hợp với đô thị hóa ở nước ta là rất lớn. Chỉ riêng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27-11-2009, thì bình quân mỗi năm đã là 1 triệu lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w