Giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng, năng lực ở các khâu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.5. Giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng, năng lực ở các khâu

khâu tuyển sinh, đào tạo, dịch vụ, hậu cần.

3.3.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Chúng ta đều biết công tác tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước giao. Đảm bảo sự công bằng trong việc thoả mãn nhu cầu người muốn học, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Chất lượng đầu vào cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường vì vậy công tác tuyển, chọn học sinh là công tác hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Trong công tác tuyển sinh của nhà trường ngoài việc đảm bảo Quy chế còn phải đúng tinh thần chỉ đạo trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Lựa chọn đúng những học sinh vừa đủ tiêu chuẩn đạo đức, trình độ và cơ cấu vùng, miền.

3.3.5.2. Nội dung của giải pháp

Xây dựng kế hoạch, nội qui, các qui định về đào tạo, tuyển sinh, tài chính phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của Nhà trường.

Chuẩn hóa và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng tổ chức, hành chính, đào tạo, kế toán, thư viện được tinh thông nghề nghiệp, hoạt động

đúng luật, có hiểu biết đầy đủ về chính sách, chế độ dành cho người dạy nghề và người học nghề từ đó tham mưu cho lãnh đạo việc huy động, sử dụng nguồn tài lực đúng mục đích có hiệu quả.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện, sư phạm trong Nhà trường.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Tiếp tục thông tin quảng cáo trên các hệ thống thông tin đại chúng cả Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, Báo tin. Gửi các tờ rơi, gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân các xã, để nhân dân nắm đầy đủ hơn về cơ cấu, ngành nghề đang đào tạo, cử cán bộ chuyên trách tuyển sinh đến các Trường THPT, để tư vấn và hướng dẫn tuyển sinh.

- Xây dựng được lôgô, thương hiệu uy tín chất lượng của nhà trường - Liên kết tạo đấu mối với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề để cùng tuyển chọn, cùng đào tạo những nghề nhà trường có thế mạnh.

- Cải tiến cách tiếp nhận hồ sơ học sinh theo hướng chuyên môn hóa và người có hiểu biết để giải thích trả lời ngay cho thí sinh.

- Mở rộng đào tạo liên thông, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học mở ra cơ hội tìm việc làm và nâng cao trình độ của học sinh.

- Lập qui trình giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập, nghiên cứu, phong trào, hoạt động của sinh viên

- Thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng ở các khâu thu học phí, làm thẻ thư viện, thẻ học sinh, đăng ký thi lại, xác nhận bảng điểm, ...

- Cập nhật thông tin thường xuyên trên trang Web Trường, tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ Tin học, Anh văn, ... thu hút, tạo điều kiện tốt cho sinh viên có môi trường hoạt động học tập, nghiên cứu.

3.3.5.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ, nhân viên có hiểu biết, có kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh, tư vấn cho các hoạt động học tập, phong trào của sinh viên.

- Sử dụng nguồn kinh phí tương ứng theo nhu cầu công tác tuyển sinh như: in tờ rơi, thông báo, chi phí quảng cáo...

- Khuyến khích vật chất cho người làm công tác tuyển sinh và quảng cáo có hiệu quả.

- Ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị cho cán bộ, nhân viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp, quan hệ quốc tế, dự án.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w