Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.7. Tiểu kết chương 2

- Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng chúng tôi nhận thấy quy mô và tiềm năng phát triển đào tạo nghề ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động là rất lớn. Nhận thức của cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp về vai trò của sự hợp tác giữa trường nghề và

doanh nghiệp đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là khá tốt. Các yếu tố đã và sẽ ảnh hưởng tới sự liên kết, hợp tác giữa các bên về cơ bản đều được đánh giá là “tốt” cho cả hai phía nhà trường và doanh nghiệp. Tuy vậy, các nội dung được triển khai trong hoạt động quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng là chưa thực sự thiết thực và hiệu quả. Trên thực tế sự hợp tác này diễn ra một cách tự phát và hình thức, mức độ chưa cao, hệ quả của nó là chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

- Từ kết quả khảo sát, chúng tôi phát hiện mặc dù trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết dạy học, chương trình, giáo trình đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nghề, đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng hiệu lực và hiệu quả quản lý đào tạo vẫn chưa cao, công tác quản lý kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của thị trường lao động,... thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đối với trường.

- Thực tế quản lý đào tạo đòi hỏi cần phải có cơ chế quản lý phù hợp, tạo điều kiện để các khoa chuyên môn có tính chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý và đảm bảo các điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tạo động lực cho người dạy, người học và đưa ra được quy trình quản lý phù hợp.

- Để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề theo đúng chuẩn đầu ra đã cam kết nhà trường cần triệt để hơn nữa trong công tác đổi mới phương pháp tổ chức, quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy; phát huy hơn nữa tính tích cực trong học tập, tự học, nghiên cứu khoa học của sinh viên; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất, giáo trình và tài liệu tham khảo đầy đủ đồng thời khắc phục thói quen dạy học thực hành chưa triệt để của giáo viên.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Giải pháp đề xuất phải đảm bảo định hướng tốt cho mục tiêu chiến lược phát triển của Trường trong công tác đào tạo nghề là phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH với chất lượng cao hơn nhiều so với hiện nay, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế của TP.HCM và đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trên cơ sở này, các giải pháp đề xuất phải tạo được động lực, đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đảm bảo tính thực tiễn đó là nguyên tắc quan trọng khi đưa ra các giải pháp. Tính thực tiễn nghĩa là giải pháp phải phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội nhất là phải phù hợp với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về phát triển giáo dục, cũng như sự phát triển của nghành. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức...”

Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với mục tiêu của phát triển giáo dục là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui

mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Giải pháp đề xuất phải đảm bảo tạo được sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Những giải pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy được những ưu điểm của hệ thống quản lý hiện tại của nhà trường, tránh những xáo trộn không cần thiết.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi đó là một nguyên tắc khi giải pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện được trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại của nhà trường (Như trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, ngân sách, cơ sở vật chất...) với sự nỗ lực phấn đấu cao sẽ đạt được hiệu quả trong công tác quả lý trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động dạy học của nhà trường.

3.2. Xây dựng, hoạch định chiến lược cho các giải pháp.

3.2.1. Yêu cầu xây dựng, hoạch định chiến lược cho các giải pháp

Trong công tác quản lý đào tạo nghề theo định hướng mục tiêu phát triển nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh là chủ động nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao; trong đó, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý các ngành, lĩnh vực theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố; từng bước tham gia thị trường lao động kỹ thuật cao trong khu vực ASEAN và quốc tế. Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước phát triển theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm xuất hiện nhiều cơ hội phát triển cũng như những thách thức đối với ngành giáo dục đào tạo thành phố, đòi hỏi các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn thành phố phải nỗ lực phấn đấu để phát triển nhanh, mạnh và bền vững, chính vì vậy, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh cần thiết phải xây dựng kế hoạch chiến

lược, hoạch định các mục tiêu, các hành động và hệ thống giải pháp để đạt được các mục tiêu đã định.

3.2.2. Mục tiêu của giải pháp

Trên cơ sở xây dựng, hoạch định chiến lược cho các giải pháp thìmục tiêu chung phải đạt được là xây dựng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trường trọng điểm của thành phố trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học kỹ thuật; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu khoa học, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; Sau năm 2020, nâng cấp trường thành trường đại học đa ngành với các chương trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.

3.3. Các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng kỹthuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh. thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh.

Chất lượng đào tạo phải được coi là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự hưng thịnh và phát triển bền vững của các quốc gia, đồng thời chính chất lượng sẽ quyết định sự tồn tại của cơ sở đào tạo. Chất lượng đào tạo là sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo và cũng là sự đáp ứng đầu vào của thị trường lao động. Nó cũng phải tuân theo quy luật của thị trường, do vậy các cấp quản lý dù là vi mô hay vĩ mô đều phải coi trọng chất lượng trong đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trên cơ sở lý luận ở chương I và cơ sở thực tiễn ở chương II, luận văn đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

+ Giải pháp đổi mới quản lý, xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

+ Giải pháp quản lý nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

+ Giải pháp quản lý đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, thị trường lao động kỹ thuật cao trong nền kinh tế thị trường.

+ Giải pháp quản lý tổ chức thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề thường xuyên, định kỳ.

+ Giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng, năng lực ở các khâu tuyển sinh, đào tạo, dịch vụ, hậu cần.

+ Giải pháp quản lý nâng cao năng lực, kỹ năng thực hành nghề kết hợp thực tập nghề cho sinh viên tại xưởng, phòng thực hành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các khu chế xuất để tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật cao.

+ Giải pháp quản lý việc hợp tác, liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp, thị trường lao động.

+ Giải pháp quản lý rèn luyện, nâng cao các kỹ năng mềm; tăng cường, bồi dưỡng năng lực tự học và nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

3.3.1. Giải pháp đổi mới quản lý, xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về đối tượng mình quản lý, có đủ năng lực để bố trí, sắp xếp công việc khoa học và hiệu quả. Nhà quản lý có thể đánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên thông qua kết quả công việc.

Giúp lãnh đạo các khoa, các đơn vị trực thuộc có sự chủ động về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên của đơn vị mình.

Giúp giáo viên tăng khả năng về nghiệp vụ sư phạm, năng lực chuyên môn, tiếp cận với kiến thức mới về khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân thực thi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị mình phụ trách; là người thiết kế xây dựng kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thắng lợi đường lối và quan điểm của Đảng về GD-ĐT. Do vậy, ngoài những yêu cầu giống như giáo viên, người cán bộ quản lý còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn về chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm, có năng lực tổ chức quản lý điều hành, cảm hoá và thuyết phục quần chúng. Nắm bắt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước để góp sức mình trong quá trình thực hiện các mục tiêu ấy.

Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa, tổ trưởng tổ bộ môn là đội ngũ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong nhà trường thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ trường ... Ngoài những vấn đề về hiểu biết xã hội, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lý cần được tăng cường học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: về phẩm chất, tư tưởng, chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là những người có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết với nhân dân với bạn bè và đồng nghiệp, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt trình độ chuẩn do Bộ GD- ĐT, Bộ LĐTB&XH quy định. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm liên quan đến các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch đào tạo các ngành nghề, có kiến thức cơ bản về tâm lý giáo dục học, và các phương pháp giáo dục, dạy học, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan

đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết phối hợp hoạt động giữa nhà trường gia đình xã hội trong quá trình giáo dục, đào tạo nghề học sinh…

Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý có đầy đủ năng lực, hiểu biết để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý. Đây cũng là một yêu cầu bắt buộc trong công tác đào tạo nghề nhằm tiếp cận đáp ứng các biến đổi của thị trường lao động.

Bồi dưỡng lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ đây cũng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo đó là người hướng dẫn, mọi hoạt động tích cực của người giáo viên, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh, sinh viên.

Bồi dưỡng lòng yêu mến học sinh: nghề thầy giáo đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học trò. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với người học mọi hành động “vì học sinh thân yêu” là động lực cho những cảm hứng tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật quản lý giáo dục đào tạo nghề.

Bồi dưỡng lòng yêu nghề - yêu người và yêu nghề dạy học gắn liềnvới nhau, nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Nhà trường phải thường xuyên quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp trong toàn trường. Tạo thành tiềm thức và tạo thành tính chủ động sáng tạo của mọi người. Xem đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với quá trình đào tạo để phát triển giáo viên và phát triển của nhà trường.

Tổ chức hội thảo bàn bạc về tính cấp thiết đổi mới xây dựng, phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w