7. Phương pháp luận nghiên cứu
2.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả
quả học tập môn Tiếng Anh
Từ năm 2010, Trường đã thành lập Phòng Khảo thí và trang bị thêm các phần mềm trắc nghiệm Mister Test, phần mềm chấm bài trắc nghiệm tự động, phần mềm quản lý điểm để phục vụ cho công tác đào tạo. Do đó, công cụ kiểm tra, đánh giá cũng dần được cải thiện và nâng cấp hàng năm, cụ thể là ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm nói riêng và ngân hàng câu hỏi thi luôn được giáo viên các bộ môn bổ sung, cải thiện mỗi năm.
Đầu năm học, Phòng Đào tạo đề ra kế hoạch thẩm định tập bài giảng và bộ câu hỏi trắc nghiệm các học phần, lập Hội đồng thẩm định giáo trình của Trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Sau đó, Hội đồng sẽ thẩm định toàn bộ giáo trình, tập bài giảng và bộ câu hỏi trắc nghiệm tại các khoa, bộ môn. Trưởng Khoa và Trưởng bộ môn các học phần liên quan chủ trì, tham dự Hội đồng và có ghi biên bản họp. Đối với các chuyên ngành khác nhau, Hội đồng sẽ mời các giáo viên giảng dạy các học phần đó tham gia.
Quy định về bộ câu hỏi trắc nghiệm chung như sau: mỗi tiết học từ 10 – 15 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó 70% là câu hỏi đúng nhất, 20% là câu hỏi đúng sai và 10% câu tình huống, giải quyết vấn đề, câu tương ứng chéo. Sau mỗi năm học, giáo viên bổ sung mới 10% số câu hỏi, chỉnh sửa các câu lỗi, và loại trừ các câu hỏi không hay. Sau khi Hội đồng thẩm định đã duyệt, ngân hàng đề được chuyển về Phòng Khảo thí và được lưu trữ. Trưởng Phòng Khảo thí và toàn bộ nhân viên sẽ chịu trách nhiệm bảo mật đề. Phòng Khảo thí quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và ra đề thông
qua Ban Duyệt đề thi. Khâu ra đề, in đề, niêm phong và bảo quản đề được quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi Phòng Khảo thí, Ban ra đề và Ban Duyệt đề thi.
Bên cạnh đó, đối với kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra của các giáo viên bộ môn cùng với đáp án sẽ được Trưởng bộ môn lưu và quản lý. Ngoài công cụ kiểm tra trắc nghiệm, giáo viên còn áp dụng một số công cụ khác như: điểm chuyên cần, tự luận, vấn đáp, thảo luận nhóm, kiểm tra đầu giờ,... Trưởng bộ môn đề xuất hình thức kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với thi kết thúc môn, ví dụ: môn Tiếng Anh thì làm trắc nghiệm, môn Lý luận Chính trị là tự luận... Còn kiểm tra giữa kì thì sẽ được giáo viên bộ môn linh động sử dụng công cụ phù hợp với đặc thù từng môn học và khả năng sinh viên, ví dụ: môn Tiếng Anh có thể kiểm tra kĩ năng nghe, nói hoặc viết, môn Vật lý trị liệu có thể kiểm tra thực hành kết hợp với trắc nghiệm lý thuyết, môn kĩ năng giao tiếp kiểm tra tự luận...
Chúng tôi đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo ý kiến của giáo viên và sinh viên. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng các công cụ KT, ĐG môn Tiếng Anh ở Trường CĐYT Đồng Nai STT CÔNG CỤ SỬ DỤNG Sig. (mức ý nghĩa) / tỉ lệ số ô CÓ KHÔNG GIÁO VIÊN % SINH VIÊN % GIÁO VIÊN % SINH VIÊN % 1 Điểm chuyên cần 97,9 97,6 2,1 2,4 .000/ 75,0% 2 Kiểm tra trắc nghiệm 97,9 98,6 2,1 1,4 .000/ 66,7% 3 Kiểm tra tự luận 89,6 81,6 10,4 18,4 .000/ 55,6% 4 Kiểm tra nghe 54,2 39,0 45,8 61,0 .000/ 55,6% 5 Kiểm tra vấn đáp 83,3 84,5 16,7 15,5 .000 55,6% 6 Thảo luận nhóm 91,7 98,2 8,3 1,8 .000/ 66,7%
55,6%
Kết quả kiểm nghiệm Chi bình phương ở bảng 2.7 cho thấy các công cụ kiểm tra, đánh giá có mức ý nghĩa (Sig.) = 0.000 < 0.05 và tỉ lệ số ô đều lớn hơn 55,6%. Do đó, có thể nói rằng: có sự khác biệt ý nghĩa giữa tỉ lệ phần trăm ý kiến của giáo viên và sinh viên.
Tuy nhiên, đáng chú ý là có 45,8% giáo viên xác nhận rằng kiểm tra nghe không được sử dụng, và tỉ lệ này ở sinh viên là 61%. Điều này cho thấy việc kiểm tra, đánh giá môn Nghe tiếng Anh không được sử dụng nhiều.
Kiểm tra đầu giờ cũng không kém phần quan trọng, nhưng có đến 25% phiếu GV và 30% phiếu SV cho rằng công cụ này không được sử dụng đến.
Nhìn chung, GV đã sử dụng linh hoạt các công cụ KT, ĐG. Tuy nhiên, cần phải phối hợp KT và ĐG với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, không xem nhẹ kỹ năng nào. Ngoài ra, GV cần phải tăng cường kiểm tra bài cũ hơn nữa qua đó SV có thể củng cố kiến thức cũ và bước vào bài mới một cách dễ dàng hơn..
Luận văn cũng nghiên cứu tính khách quan, công bằng và phân biệt của các công cụ nêu trên. Sau khi thu thập số liệu khảo sát, chúng tôi tính tỉ lệ phần trăm sự lựa chọn “có” hoặc “không” của người được hỏi về tính chất của các công cụ kiểm tra, đánh giá. Kết quả so sánh tỉ lệ phần trăm ý kiến của GV và SV được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. So sánh ý kiến thăm dò của giáo viên (GV) và sinh viên (SV) về một số nguyên tắc khi sử dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá
CÔNG CỤ
KHÁCH QUAN CÔNG BẰNG PHÂN BIỆT
CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ KHÔNG
% GV % SV % GV % SV % GV % SV % GV % SV % GV % SV % GV % SV Điểm chuyên cần 85,4 84,3 14,6 15,7 89,6 85,5 10,4 14,5 64,6 66,9 35,4 33,1 Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 55,6% .000/ 55,6% .000/ 55,6% KT trắc nghiệm 95,8 89,8 4,2 10,2 97,9 95,1 2,1 4,9 85,4 76,3 14,6 23,7 Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 66,7% .000/ 66.7% .000/ 55,6%
Kiểm tra tự luận 64,6 77,8 35,4 22,2 77,1 81,4 22,9 18,6 77,1 72,9 22,9 27,1 Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 55,6% .000/ 55,6% .000/ 55,6% Kiểm tra nghe 52,1 47,6 47,9 52,4 56,3 50,4 43,8 49,6 43,8 46,1 56,3 53,9 Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 55,6% .000/ 55,6% .000/ 55,6% Kiểm tra vấn đáp 68,8 81,8 31,3 18,2 70,8 80,6 29,2 19,4 77,1 78,2 22,9 21,8 Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 55,6% .000/ 55,6% .000/ 55,6% Thảo luận nhóm 64,6 76,5 35,4 23,5 62,5 79,2 37,5 20,8 58,3 67,3 41,7 32,7 Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 55,6% .000/ 55,6% .000/ 55,6%
Kiểm tra đầu giờ 79,2 72,2 20,8 27,8 77,1 65,9 22,9 34,1 95,8 93,9 4,2 6,1
Sig./ tỉ lệ số ô .000/ 55,6% .000/ 55,6% .000/ 55,6%
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy hai nhóm đối tượng điều tra có sự khác biệt trong việc đánh giá tính chất của công cụ kiểm tra, đánh giá. Phép kiểm nghiệm Chi bình phương với 2 mẫu độc lập cho chúng tôi thấy các mức ý nghĩa (Sig.) đều bằng 0.000 < 0.05 và tỉ lệ số ô đều từ 55,6% trở lên. Điều này chứng tỏ ý kiến đánh giá của nhóm cán bộ quản lý, giáo viên và nhóm sinh viên có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua so sánh các tính chất khách quan, công bằng và phân biệt của các công cụ, ta thấy một số công cụ được đánh giá nổi trội nhất như:
- Khách quan nhất là kiểm tra trắc nghiệm (95,8% GV, 89,8% SV) - Công bằng nhất cũng là kiểm tra trắc nghiệm (97,9% GV, 95,1% SV) - Phân biệt nhất là kiểm tra đầu giờ (95,8% GV, 93,9% SV).
Ngược lại, kiểm tra nghe được đánh giá thấp nhất ở các yếu tố khách quan, công bằng và phân biệt.
Để so sánh dễ dàng hơn các tính chất khách quan, công bằng và phân biệt của các công cụ kiểm tra, chúng tôi đã trình bày ở dạng biểu đồ. Đối với tính khách quan, chúng tôi trình bày ở hình 2.1.
Hình 2.1. So sánh tính khách quan của việc sử dụng các công cụ KT, ĐG kết quả học tập
Quan sát hình 2.1, ta thấy đối với đánh giá chuyên cần và kiểm tra đầu giờ cả giáo viên và sinh viên đều có số phiếu gần tương đồng. Các công cụ khác cũng có sự chênh lệch không cao lắm giữa giáo viên và sinh viên. Hơn nữa, sự đánh giá về mức độ khách quan cũng tương đối tốt. Ví dụ: kiểm tra tự luận có 64,6% giáo viên cho rằng khách quan, sinh viên là 77,8%. Kiểm tra vấn đáp, giáo viên có 68,8% phiếu và sinh viên là 81,8%. Thảo luận nhóm gồm 64,6% phiếu giáo viên và 76,5% sinh viên.
Đánh giá khách quan nhằm tạo điều kiện để mỗi sinh viên bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình, ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thực khi làm bài như nhìn bài, quay cóp, trao đổi bài,... Giáo viên cần phải dựa trên những tiêu chuẩn đã được thiết lập để đánh giá kết quả học tập của sinh viên khách quan và chính xác nhất. Như vậy thì kết quả học tập mới đáng tin cậy và đánh giá đúng thật lực của sinh viên. Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong dạy học. Vì vậy, việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong đánh giá kiến thức kỹ năng đảm bảo tính khách quan.
Đối với tính công bằng, chúng tôi trình bày cụ thể ở hình 2.2.
0 20 40 60 80 100 CHUYÊN
CẦN NGHIỆM TRẮC TỰ LUẬN NGHE VẤN ĐÁP NHÓM KT ĐẦU GIỜ
85,4 95,8 64,6 52,1 68,8 64,6 79,2 84,3 89,8 77,8 47,6 81,8 76,5 72,2 GIÁO VIÊN SINH VIÊN
Hình 2.2. So sánh tính công bằng của các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kết quả khảo sát thống kê ở bảng 2.7 và hình 2.2 cho thấy tính công bằng ở các công cụ KT, ĐG khảo sát ở giáo viên và sinh viên có sự khác nhau đáng kể. Sự khác biệt đó thể hiện rõ nhất ở thảo luận nhóm, với 62,5% phiếu giáo viên và 79,2% phiếu sinh viên. Đây là phương pháp dạy học và cũng là công cụ kiểm tra, đánh giá được giáo viên trong Trường sử dụng thường xuyên, vì nó phù hợp với rất nhiều môn học khác nhau và nó còn tạo cho sinh viên khả năng làm việc trong một tập thể sau khi ra trường. Với kết quả khảo sát như vậy thì phương pháp này cũng cần được phát huy hơn nữa trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Mức độ công bằng xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp của các công cụ: - Trắc nghiệm với 97,9% giáo viên và 95,1% sinh viên
- Chuyên cần: 89,6% giáo viên và 85,5% sinh viên - Tự luận: 77,1% giáo viên và 81,4% sinh viên
- Kiểm tra vấn đáp: 70,8% giáo viên và 80,6% sinh viên - Kiểm tra đầu giờ: 77,1% giáo viên và 65,9% sinh viên - Nhóm: 62,5% giáo viên và 79,2% sinh viên
- Kiểm tra nghe: 56,3% giáo viên và 50,4% sinh viên. Tính phân biệt, chúng tôi trình bày ở hình 2.3
0 20 40 60 80 100 CHUYÊN
CẦN NGHIỆM TRẮC LUẬN TỰ NGHE VẤN ĐÁP NHÓM KT ĐẦU GIỜ
89,6 97,9 77,1 56,3 70,8 62,5 77,1 85,5 95,1 81,4 50,4 80,6 79,2 65,9 GIÁO VIÊN SINH VIÊN
Hình 2.3. So sánh tính phân biệt của các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học