0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI (Trang 35 -35 )

7. Phương pháp luận nghiên cứu

1.3.5. Phương pháp quản lý

Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, cán bộ quản lý, giáo viên có thể làm căn cứ để đánh giá bởi vì kết quả học tập của sinh viên chính là kết quả giảng dạy của giáo viên và cũng nhờ có kết quả kiểm tra, đánh giá học tập của sinh viên mà điều chỉnh quá trính dạy học. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của người học. Để quản lý tốt cần phải tiến hành theo các phương pháp sau:

1.3.5.1. Phương pháp hành chánh

Phương pháp này được Ban Giám hiệu sử dụng để:

- Ra các mệnh lệnh bằng văn bản dựa trên thẩm quyền đã được quy định trong các văn bản pháp quy.

- Kiểm tra kế hoạch kiểm tra đánh giá của Phòng Đào tạo, Bộ môn Ngoại Ngữ - Tin học thông qua các văn bản đầu năm học, định kỳ.

phát hiện những yếu tố tích cực, đo chính xác mức độ sai lệch nhằm điều chỉnh cách dạy, cách kiểm tra, đánh giá cho phù hợp.

1.3.5.2. Phương pháp tâm lý

Ban Giám hiệu, Trưởng Phòng Đào tạo, Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học thường áp dụng phương pháp này đề tác động đến cấp dưới, làm cho họ tin cậy, ủng hộ, phục tùng, tuân theo một cách tự giác.

1.3.5.3.Phương pháp tổ chức

Đây là phương pháp quan trọng nhất, nó giúp cho các cán bộ quản lý thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Nhờ vào phương pháp này, các cán bộ quản lý có thể:

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá từ đầu học kỳ.

- Thông báo, truyền đạt mệnh lệnh cho cấp dưới thực hiện. - Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ nhân viên thực hiện mệnh lệnh.

- Tổ chức, xếp lịch dự giờ giảng giáo viên, đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá.

- Quản lý kế hoạch kiểm tra của giáo viên; kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho người học; phân công bộ máy quản lý tổng hợp tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ [24].

- Quản lý hoạt động học thông qua phản ánh của đội ngũ người dạy về kết quả học tập rèn luyện của người học [24].

- Thông qua việc tổ chức các kỳ thi để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của người học, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho người học yếu kém về học lực, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những người học có năng khiếu [24].

- Dự giờ thăm lớp, kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học. - Tổ chức chuyên đề về việc dạy các môn học theo chuyên ngành.

- Tổ chức thao giảng, hội thi tạo điều kiện cho người dạy có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính cho người dạy tự học, tự bồi dưỡng, tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI (Trang 35 -35 )

×