Đánh giá chung

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh của sinh viên trường cao đẳng y tế đồng nai (Trang 62)

7. Phương pháp luận nghiên cứu

2.7. Đánh giá chung

Xét trên các chức năng quản lý, công tác xây dựng kế hoạch của Trưởng Phòng Đào tạo, Trưởng Phòng Khảo thí và Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học được đánh giá ở mức khá. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của Ban Giám hiệu, Trưởng Phòng Đào tạo và Trưởng Phòng Khảo thí cũng được đánh giá ở mức khá. Đối với Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học, cần phải phát huy hơn nữa vai trò tổ chức và chỉ đạo của mình cũng như chức năng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đã đề ra trong quản lý Bộ môn. Nếu thực hiện tốt các chức năng trong quản lý giáo dục sẽ giúp cho giáo viên và sinh viên nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá, có giải pháp khắc phục các nhược điểm của thực trạng đánh giá nhằm phản ánh chân thực chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính vì thế, cần có sự đồng bộ, tránh chồng chéo trong công tác quản lý từ lập kế hoạch, đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Có như vậy thì công tác quản lý mới chặt chẽ từ trên xuống dưới và được sự đồng thuận cao trong tổ chức. Từ đó, đưa đến kết quả khả quan hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Trường đã làm tốt việc phổ biến các văn bản, quy chế thực hiện về chuyên môn như: kiểm tra, cho điểm, xếp loại sinh viên (theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng

hệ chính quy 25/2006/QĐ-BGDĐT). Các khoa, bộ môn đã quán triệt đến từng cá nhân, vì đó chính là cơ sở để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Vì là Trường Y mang tính đặc thù nên việc đánh giá kết quả học tập được đa dạng hoá từ kiểm tra vấn đáp tới thi trắc nghiệm, từ kiểm tra trên các mô hình đến đánh giá thực hành thực tế trên bệnh nhân, v.v . Do đó, tay nghề của sinh viên được phản hồi ngay khi sinh viên ra trường, được các cơ sở y tế chào đón và được xã hội công nhận. Chính vì thế Trường đã chú trọng đến chất lượng đầu ra, việc đánh giá kết quả, thi cuối kì hay tốt nghiệp đều thông qua các bài tập thực hành, dựa vào tay nghề của sinh viên ở lâm sàng, hoặc thực tế tốt nghiệp để đánh giá. Qua kết quả đánh giá sinh viên phản ánh được trình độ của họ, đồng thời cũng phản ánh tay nghề của giáo viên và chất lượng đào tạo của Trường. Ngoài ra, Trường đã tổ chức các kỳ kiểm tra, kỳ thi nghiêm túc theo hướng đổi mới, sử dụng nhiều cách đánh giá như trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, đánh giá qua kết quả thực hành; đặc biệt chú ý đánh giá mức độ tích luỹ của người học về kiến thức, kỹ năng thực hành và khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Việc thay đổi tiêu chí đánh giá phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở đó, GV đưa ra được thang điểm phân loại được người học ở các mức giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh chưa được giáo viên thực hiện thống nhất. Một số các kĩ năng chưa được chú trọng lắm như kĩ năng nghe, viết. Thông thường, người học ngoại ngữ cần phát triển tất cả các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng nghe. Khi nghe tốt, thì nói mới tự nhiên và phát âm chuẩn hơn. Vì vậy, cần phối hợp đánh giá các kĩ năng một cách phù hợp, kích thích phát triển toàn diện các kĩ năng khi học môn học này.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh của sinh viên trường cao đẳng y tế đồng nai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)