7. Phương pháp luận nghiên cứu
1.3.9. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý kiểm tra, đánh giá
1.3.9.1. Các yếu tố tích cực
- Sinh viên học tập tích cực, tham gia góp ý, xây dựng bài. - Sinh viên đi học chuyên cần, có tinh thần tự học, tự giác cao. - Khả năng truyền đạt của giáo viên tốt.
- Khả năng truyền đạt của sinh viên tốt.
- Thời gian tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp.
- Nội dung kiểm tra, đánh giá theo đúng với mục tiêu bài học. - Nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp với trình độ sinh viên. - Hình thức kiểm tra, đánh giá.
1.3.9.2. Các yếu tố tiêu cực
- Giáo viên không ôn tập trước khi thi, kiểm tra. - Sau kiểm tra sinh viên không được sửa bài.
- Sinh viên không nghiêm túc: quay cóp, hỏi bài trong khi làm bài kiểm tra. - Thời gian kiểm tra, đánh giá không phù hợp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊNTRƯỜNG
CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
2.1.1. Đặc điểm tình hình
Tháng 10 năm 1977 Trường Trung cấp Y tế Đồng Nai được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai ký quyết định thành lập với nhiệm vụ đào tạo y sĩ đa khoa, điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ trung cấp cho tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Từ ngày 01/02/2007 theo Quyết định số 662/QĐ-BGD&ĐT , Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
Trên 35 năm hoạt động Trường đã đào tạo được cho tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh trong khu vực hơn 25.000 cán bộ y tế. Riêng quy mô đào tạo của Nhà trường từ năm 2007 đến nay được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của Nhà trường từ năm 2007 đến nay
Bậc đào tạo 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Cao đẳng chính quy 97 272 553 845 1175 1388 1367
Cao đẳng liên thông
vừa làm vừa học 0 0 85 191 208 415 399
Trung cấp chính quy 1233 1324 1250 1133 1206 1191 1147 Trung cấp vừa làm
vừa học 591 591 643 481 398 443 429
Tổng quy mô toàn
Trường 1.921 2.187 2.531 2.650 2.987 3.437 3.342
Hiện tại sau 6 năm từ khi được nâng cấp, Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai chính thức đào tạo 05 ngành trình độ cao đẳng chính quy và liên thông: điều dưỡng, hộ sinh, dược, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, xét nghiệm và 5 ngành trình độ trung cấp: điều dưỡng, hộ sinh, dược, vật lý trị liệu phục hồi chức năng và y sĩ.
Hoạt động đào tạo của Trường ngày càng phát triển và mở rộng. Công tác tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc đúng quy chế và có hiệu quả, luôn đạt trên 90% chỉ tiêu được giao. Cơ sở vật chất ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại
đáp ứng nhu cầu đào tạo theo năng lực. Quy mô đào tạo tăng hàng năm, hiện tại trung bình 3.500 HSSV/năm. Đội ngũ cán bộ giảng viên phát triển về trình độ và số lượng, tin học hóa công tác học tập và giảng dạy, học sinh sinh viên ra trường đa số được các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh sử dụng. Nhiệm vụ đào tạo luôn được hoàn thành tốt và được cấp trên đánh giá cao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường
2.1.2.1. Ban Giám hiệu
Đứng đầu Nhà trường là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người đại diện toàn diện cho Nhà trường trước xã hội và pháp luật, là người có thẩm quyền cao nhất trong Nhà trường, là người có trách nhiệm đề ra đường lối, chủ trương lớn về phát triển mọi mặt của Nhà trường.
Kế đến là hai Phó Hiệu trưởng, hoạt động theo sự phân công của Hiệu trưởng, được thay mặt Hiệu trưởng điều hành và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng một số phần việc trong phạm vi được uỷ nhiệm.
2.1.2.2. Các phòng, ban
Các phòng, ban có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng và thực hiện các chức năng cụ thể trong công tác quản lý Nhà trường, gồm có các phòng chức năng và một số bộ phận khác:
- Phòng Đào tạo: có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về mặt tổ chức đào tạo, tiến hành tổ chức thực hiện công tác giảng dạy và học tập đối với tất cả các hệ đào tạo chính quy, từ kế hoạch tổng thể đến thời khoá biểu hàng tuần. Phối hợp với các trưởng khoa trong việc huy động, bố trí lực lượng giảng viên. Tiến hành tốt các công việc từ tuyển sinh đến kiểm tra, thi cử, tốt nghiệp. Quản lý các hồ sơ, cơ sở dữ liệu về đào tạo của Trường. Cung cấp các nhận xét, kết quả học tập của sinh viên. Theo dõi tình hình giảng dạy của giáo viên, giúp Ban Giám hiệu thực hiện đầy đủ chế độ thù lao, khen thưởng đối với người dạy. Phối hợp với Phòng Công tác học sinh sinh viên trong việc tính điểm rèn luyện. Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán theo dõi việc thu học phí, lệ phí.
- Phòng Tổ chức hành chánh: có chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức điều hành các hoạt động trong Trường theo quy định chung của Trường; chịu trách nhiệm công tác lưu trữ và bảo mật văn thư của toàn Trường; tổ chức quản lý công trình, hệ thống điện, nước, hệ thống mạng thông tin trong toàn Trường, Ký túc xá, mua sắm...; phối hợp với Phòng Tài chính kế toán, Phòng Đào tạo thực hiện các dự án đầu tư trang bị mới phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu của Trường.
- Phòng Tài chính kế toán: có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng và thực hiện các công tác kế hoạch tài chính, tổ chức quản lý tài chính, vật tư của Trường, thực hiện công tác thu chi và sử dụng tài chính; quản lý nguồn vốn và tài sản của Nhà trường...
- Phòng Công tác học sinh sinh viên: có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng đồng thời thực hiện các chủ trương chính sách nhà nước dành cho học sinh sinh viên, tổ chức tiến hành các biện pháp giúp sinh viên rèn luyện đạo đức, nhân cách và phát triển toàn diện. Phòng còn phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên tổ chức các hội diễn văn nghệ, thể thao, hội thi vui học, các buổi sinh hoạt ngoại khoá,v.v.
- Ngoài ra, còn có các bộ phận khác giúp phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu và hỗ trợ cho các hoạt động đa dạng của cán bộ, sinh viên trong Trường như: Phòng khám, Phòng thực hành tiền lâm sàng, Thư viện, Ký túc xá.
- Các khoa gồm: khoa Y, khoa Dược, khoa Điều dưỡng kỹ thuật y học, khoa Khoa học cơ bản. Trong đó bộ môn Ngoại ngữ - Tin học thuộc khoa Khoa học cơ bản. Đứng đầu khoa là Trưởng khoa, là người có trách tổ chức và quản lý mọi hoạt động trong khoa. Các bộ môn chịu trách nhiệm cải tiến, bổ sung, đề xuất với Nhà trường bổ sung, chỉnh sửa, bảo trì và mua mới thiết bị đào tạo, nghiên cứu thuộc đơn vị mình; chịu trách nhiệm đề xuất Nhà trường cử giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức, chỉ đạo và thực hiện dự giờ giảng và trao đổi kinh nghiệm, tri thức giữa các giáo viên trong bộ môn; phối hợp với các phòng ban trong việc điều phối giáo viên thực hiện nhiệm vụ trong Nhà trường và phối hợp kiểm tra, đánh giá các kế hoạch do Ban Giám hiệu ban hành.
Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của Nhà trường là 79 người. Trong khi đó, biên chế do Ủy ban nhân dân tỉnh giao là 75. Do đó, trường phải hợp đồng dài hạn với một số giáo viên bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Tổng số giảng viên cơ hữu là 64. Trong đó có 01 tiến sĩ, 07 bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II, 09 thạc sĩ (có 06 đang học), và 47 đại học.
2.1.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh học tập môn Tiếng Anh
Từ khi có quyết định nâng cấp từ trường Trung học Y tế lên Cao đẳng Y tế Đồng Nai, quy mô đào tạo của trường được mở rộng. Do đó, nhu cầu sử dụng trang thiết bị, phòng học, phòng chức năng phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên ngày càng tăng và nhu cầu học tập, tra cứu tài liệu chuyên ngành của sinh viên ngày một lớn. Trước tình hình đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đầu tư xây mới 2 dãy phòng học, sửa lại các phòng học cũ, mở rộng khu Ký túc xá, phòng Lab, Thư viện và Hội trường đa năng.
Hiện nay, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy và học tập của Nhà trường tăng lên đáng kể. Tổng số phòng học là 29 với diện tích sử dụng 2.651m², tất cả đều là phòng kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập 2 ca mỗi ngày. 01 phòng ngoại ngữ (Lab) có diện tích 140m², với 40 bộ tai nghe, chưa đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học môn Nghe tiếng Anh. Thư viện rộng 266m², được trang bị 517 giáo trình, 7.124 đầu sách, 20 máy vi tính có kết nối mạng internet. Ngoài ra, Trường còn trang bị 15 phòng thực tập các môn học chuyên ngành điều dưỡng, y, dược, hộ sinh, và xét nghiệm, 01 phòng tin học với 50 máy tính. Bên cạnh đó, Nhà trường đã lắp đặt hệ thống internet không dây. Vì vậy, sinh viên có thể tra cứu tài liệu một cách dễ dàng qua mạng ở bất cứ chỗ nào trong Trường.
Kể từ năm 2010 – 2011, Nhà trường không ngừng đầu tư và nâng cấp phần mềm quản lý điểm, phần mềm trắc nghiệm Mister Test, phần mềm chấm bài trắc nghiệm tự động. Các phần mềm được sử dụng để phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên toàn Trường. Do đó, quy trình làm đề, kiểm tra và ra điểm ngày càng rút ngắn dần.
2.2. Những quy định về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh và cách thực hiện hiện
Hầu hết các giáo viên đều tham gia vào việc xây dựng ngân hàng đề thi dưới sự giám sát và điều chỉnh của Trưởng các Bộ môn, bảo đảm khi kiểm tra, thi hết học phần, thi tốt nghiệp đều có đề đáp ứng với yêu cầu. Những giáo viên có thâm niên dưới 2 năm chưa được tham gia vào công tác này.
Vào đầu năm học, Trưởng Phòng Đào tạo lập kế hoạch và thông báo cho giáo viên cách tính điểm chuyên cần, điểm giữa kì và điểm cuối kì, vào điểm và lưu điểm. Đối với điểm chuyên cần, Phòng Đào tạo cũng có những quy định cụ thể riêng bằng văn bản gửi về các khoa, hướng dẫn cách tính điểm, hình thức và thang điểm chấm chuyên cần ở Trường cũng như ở lâm sàng (dành cho sinh viên đi thực tập tại các bệnh viện, nhà thuốc). Các điểm khác giáo viên thực hiện đồng bộ theo quy định đánh giá chung của Trường số 278/CĐYT-ĐT. Từ đó đánh giá sinh viên qua các điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra học phần, và kiểm tra quá trình học tập của sinh viên.
Hai tuần sau khi kết thúc môn học, giáo viên phải gởi điểm cho Giáo vụ bộ môn để họ nhập trực tiếp vào phần mềm quản lý điểm và thông báo cụ thể bằng văn bản cho sinh viên. Sau đó, Phòng Đào tạo sẽ đưa điểm lên mạng để sinh viên theo dõi một cách dễ dàng. Điểm sẽ được lưu bằng 2 hình thức: thứ nhất, nhân viên phòng Đào tạo lưu điểm trong phần mềm. Thứ hai, nhập điểm bằng văn bản lưu ở phòng Đào tạo và bộ môn, có chữ ký của giáo viên bộ môn và Trưởng bộ môn.
Đối với việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, coi thi, chấm thi: vào đầu mỗi kỳ thi Trưởng Phòng Đào tạo phổ biến nội quy cho cả giáo viên và sinh viên, nghiêm cấm việc bán điểm, mua điểm, chạy điểm, thi hộ hoặc học hộ. Nhìn chung Trường đã thực hiện khá tốt việc này, đã xử lý kịp thời những sinh viên, giáo viên vi phạm quy chế thi, kiểm tra và những tiêu cực trong thi cử tạo ra nề nếp nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những trường hợp nể nang (cả nể đồng nghiệp, thương sinh viên), do đó hiệu quả còn chưa cao.
2.2.1.1. Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc thực tập tại trường, thực tập lâm sàng hoặc thực tập cộng đồng
Điểm tổng hợp đánh giá học phần, gọi tắt là điểm học phần (ĐHP) gồm: - Điểm đánh giá quá trình (ĐQT¹) chiếm trọng số 50%.
- Điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) chiếm trọng số 50%.
Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) làm tròn đến phần nguyên và tính theo công thức sau:
ĐQT1 + ĐTHP ĐHP ═ −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
2
+ Điểm quá trình của các học phần chỉ có lý thuyết (ĐQT1)
Điểm quá trình bao gồm:
- Điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập (Đcc). - Điểm kiểm tra quá trình học tập (Đkt).
Điểm quá trình được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên và tính theo công thức sau:
(Đcc + Đkttx) x 1 + (Đktđk x 2) ĐQT1 ═ −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−
Tổng hệ số
Đkttx: điểm kiểm tra thường xuyên là điểm kiểm tra trong quá trình học tập, thời gian kiểm tra không quá 15 phút.
Đktđk: điểm kiểm tra định kỳ hay còn gọi là kiểm tra giữa học kỳ, thực tập được 50% số giờ học, giờ thực tập của học phần đó. Thời gian kiểm tra giữa học phần không quá 45 phút.
Mỗi học phần tối thiểu có 02 điểm kiểm tra thường xuyên, trong đó có 1 điểm chuyên cần và 1 điểm kiểm tra định kỳ. Tổng cộng là 3 cột điểm.
Cách đánh giá điểm chuyên cần được hướng dẫn như ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Cách đánh giá điểm chuyên cần và thái độ tham gia học tập
Số tiết nghỉ học so với số tiết quy
định của học phần Mức cho điểm
Không nghỉ học 9 – 10 điểm
Nghỉ học < 10% 7 – 8 điểm
Nghỉ học 15 – 20% 3 – 4 điểm
Nghỉ học 20 – 25% 0 – 2 điểm
Nghỉ học > 25% Không được thi
Sinh viên nghỉ học có lý do, thái độ học tập đúng đắn, tích cực trong quá trình học tập thì điểm cận trên.
Sinh viên nghỉ học không lý do, thái độ tham gia học tập chưa tốt, gây mất trật tự trong giờ học thì lấy điểm cận dưới.
Điểm kiểm tra quá trình học tập là điểm trung bình cộng của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra định kỳ. Điểm kiểm tra quá trình học tập được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) làm tròn đến phần nguyên.
Hình thức kiểm tra quá trình học tập do giảng viên trực tiếp giảng dạy và bộ môn quy định.
+ Điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP)
Điểm thi kết thúc học phần chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) làm tròn đến phần nguyên.
2.2.1.2. Các học phần có cả lý thuyết và thực hành tại phòng thực tập và lâm sàng tại bệnh viện
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần – ĐHP) gồm: - Điểm đánh giá quá trình (ĐQT2) chiếm trọng số 50%.
- Điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) chiếm trọng số 50%.
Điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên và tính theo công thức sau:
ĐQT2 + ĐTHP2 ĐHP ═ −−−−−−−−−−−−−−−−
2
Điểm thi học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên và tính theo công thức sau:
ĐTHPLT + ĐTHPTH ĐTHP2 ═ −−−−−−−−−−−−−−−−−−−
2
Phần lý thuyết: điểm chuyên cần và thái độ học tập, điểm kiểm tra quá trình học tập được đánh giá như ở mục 2.2.1.1.
Phần thực hành: sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành, thực tập lâm sàng. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ, được làm tròn đến phần nguyên là điểm phần thực hành. Điểm phần thực hành được chấm theo