7. Phương pháp luận nghiên cứu
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng xây dựng kế hoạch
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch;
- Nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
- Biện pháp quản lý
3.1.3. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn xuất phát từ thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên Trường CĐYT ĐN.
Nói đến công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai cần phải đề cập đến rất nhiều vấn đề và cần phải tác động đến tất cả các đối tượng quản lý như cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên và cơ sở vật chất. Hệ thống các biện pháp được đề xuất cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính thực tiễn và khả thi: các biện pháp đề ra phải thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của giáo viên và sinh viên tại Trường.
- Bảo đảm tính kế thừa: Hệ thống biện pháp là sự kế thừa và phát triển những thành quả đã có.
- Bảo đảm tính hệ thống: Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý.
3.2. Nội dung các biện pháp và cách thức thực hiện
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng xây dựng kế hoạch hoạch
3.2.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thường xuyên bổ sung, mua mới, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thi cử hàng năm
Mục tiêu của biện pháp: Cập nhật liên tục tình trạng trang thiết bị.
Ý nghĩa của biện pháp: Việc thường xuyên xây dựng kế hoạch bổ sung, mua mới, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thi cử hàng năm nhằm tránh bị thiếu hụt, bất cập khi cần sử dụng đến; tránh gây lãng phí khi sử dụng không đúng cách; và nhắc nhở giáo viên tận dụng triệt để trang thiết bị trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Cách thực hiện:
Vào cuối mỗi học kỳ, Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Trưởng Phòng Khảo thí yêu cầu các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn làm báo cáo về tình trạng các trang thiết bị, dụng cụ ở các phòng thực tập, phòng thí nghiệm phục vụ học tập, kiểm tra, thi. Các báo cáo được thiết kế theo mẫu chung để tránh thiếu sót và có liệt kê cụ thể tình hình trang thiết bị. Sau đó, Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Trưởng Phòng Khảo thí dựa vào các báo cáo trên để lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì, bổ sung hoặc mua mới trang thiết bị.
Đối với một số môn như môn Ngoại ngữ, thiết bị giảng dạy cũng chính là những dụng cụ phục vụ kiểm tra, đánh giá. Do đó, Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học chủ động lập kế hoạch quản lý phòng thực hành nghe (phòng Lab), các thiết bị khác như: máy nghe đĩa, nghe băng, băng, đĩa, bảng phụ, … ngay từ đầu năm học, tránh để thất thoát và tận dụng hết chức năng của các trang thiết bị.
Ngoài ra, Nhà trường luôn được Tỉnh đầu tư các trang thiết bị hiện đại để sinh viên học tập phù hợp với tình hình thực tế tại các bệnh viện khi các em đi thực tập lâm sàng. Trước lợi thế đó, Trưởng Phòng Đào tạo cần phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên cách sử dụng các máy móc, trang thiết bị mới đó để truyền thụ lại cho sinh viên tốt hơn.
3.2.1.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Mục tiêu của biện pháp: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách toàn diện và hợp lý để vừa đánh giá kết quả học tập của sinh viên chính
xác, khách quan, công bằng vừa tạo cơ hội cho mọi người học tham gia vào giáo dục đại học.
Ý nghĩa của biện pháp: tích cực xây dựng và đổi mới kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên để đảm bảo cho việc triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá được thông suốt, mang lại kết quả cao; đạt được các nguyên tắc đề ra và hạn chế những tiêu cực; khuyến khích giáo viên phát huy tính tự chủ, sáng tạo và nỗ lực làm cho kiểm tra, đánh giá ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng hơn.
Cách thực hiện:
Trước hết, Trưởng Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch cả năm học cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường, của các khoa, các tổ bộ môn; từng cá nhân cũng lập kế hoạch của riêng mình. Đó chính là cẩm nang để mỗi cá nhân quán triệt và thực hiện chương trình kế hoạch đã đề ra, đồng thời có thể kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình kế hoạch của mình.
Trưởng Phòng Đào tạo lập kế hoạch giảng dạy và chương trình khung cho từng môn học. Sau đó, Trưởng Bộ môn dựa vào chương trình khung xây dựng chương trình chi tiết môn học do mình phụ trách. Đây là cơ sở để giáo viên đưa ra mục tiêu học tập cho từng tiết học, soạn giáo trình, giáo án và hình thành ngân hàng đề sát với mục tiêu học tập. Hơn nữa, dựa vào kế hoạch giảng dạy, Phòng Đào tạo dự kiến kế hoạch sắp xếp lịch thi để sinh viên tiện việc theo dõi và chủ động trong học tập. Chuỗi các công việc vừa nêu trên kết dính với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu một mắt xích trong chuỗi này mất đi, thì công tác kiểm tra, đánh giá không đạt hiệu quả cao, chất lượng sẽ kém.
Hơn nữa, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cấp dưới xây dựng và thống nhất các quy trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Làm như vậy để tránh sự quản lý chồng chéo, tạo sự nhất quán cho giáo viên khi thực hiện kiểm tra, đánh giá.
Ngoài ra, Phòng Đào tạo cần lập kế hoạch thẩm định giáo trình, giáo án của giáo viên theo định kỳ năm học để giáo viên có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng cho các sản phẩm trí tuệ của mình. Việc chỉnh sửa nội dung trong giáo trình, giáo án của giáo viên là việc làm xuyên suốt năm học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tự đúc kết kinh nghiệm để hoàn thiện dần giáo án. Đồng thời, việc phát hiện ra những vấn đề
mới phù hợp với sự đổi mới của xã hội và trình độ sinh viên sẽ giúp giáo viên bổ sung vào giáo trình cho năm học tiếp theo.
Việc kiểm tra, đánh giá luôn cần phải đổi mới cùng với sự đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, Trưởng Phòng Đào tạo cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên riêng về công tác kiểm tra, đánh giá, cách ra đề trắc nghiệm, đề tự luận.
Bên cạnh đó, Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học cũng phải phát huy chức năng quản lý của mình như: Trưởng bộ môn quy định hình thức kiểm tra định kỳ cho các giáo viên trong bộ môn, và bố trí các phần thi cho phù hợp. Ví dụ như hình thức trắc nghiệm gồm: kỹ năng nghe 20%, kỹ năng sử dụng tiếng Anh: 30%, kỹ năng viết 20%, kỹ năng phát âm 10%, kỹ năng đọc 20%; Trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch duyệt ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trước khi đưa lên Phòng Khảo thí, ngân hàng đề phải có đủ các câu hỏi từ dễ đến khó và phải quy định các phần câu hỏi cụ thể; Trưởng Bộ môn có kế hoạch duyệt đề kiểm tra và họp tổ bộ môn định kỳ để tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá. Trong khi họp cần nhận xét cụ thể cách ra đề và các hình thức sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá, nội dung và thời điểm kiểm tra đánh giá sinh viên đã phù hợp chưa; Trưởng bộ môn lập kế hoạch dự giờ giảng, giờ kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất để đánh giá, góp ý cho giáo viên; Trưởng bộ môn phân công nhiệm vụ cho Giáo vụ bộ môn vào điểm, lưu điểm, và thông báo điểm cho sinh viên theo đúng tiến độ của Nhà trường.
3.2.1.3. Biện pháp 3: Công bố rộng rãi và phổ biến đầy đủ cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong Trường các kế hoạch liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã đề ra.
Mục tiêu của biện pháp: đảm bảo kế hoạch được mọi người biết đến để thực hiện nhiệm vụ liên quan của mình.
Ý nghĩa của biện pháp: việc công bố rộng rãi và phổ biến đầy đủ cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong Trường các kế hoạch quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã đề ra tạo sự đồng lòng, thống nhất trong cách thực hiện nhiệm vụ.
Đối với kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của một năm học, kế hoạch bảo trì, mua sắm trang thiết bị, Trưởng Phòng Đào tạo phải tổ chức họp mặt toàn Trường để phổ biến cho mọi người biết. Bên cạnh đó, gửi văn bản về các Khoa, Bộ môn để thực hiện và dựa vào đó kiểm tra, đánh giá lại kết quả của công việc đã thực hiện.
Đối với kế hoạch năm học, Trưởng Phòng Đào tạo cử cấp dưới dán các kế hoạch năm học lên bảng thông báo của Phòng Đào tạo và đăng lên mạng nội bộ.
Trưởng các bộ môn nói chung, Trưởng Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học nói riêng công bố kế hoạch kiểm tra giữa kì, điểm chuyên cần, điểm thành phần cho bộ môn của mình trong buổi họp bộ môn đầu năm. Ngoài ra, Trưởng Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học có thể tổ chức họp đột xuất nếu cần điều chỉnh vấn đề gì.
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Đổi mới tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung và kết quả học Tiếng Anh nói riêng của sinh viên
3.2.2.1. Biện pháp 1: Đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất; tổ chức và chỉ đạo cấp dưới bổ sung, mua mới, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thi cử hàng năm
Mục tiêu của biện pháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên; hỗ trợ giáo viên cải tiến các phương pháp trong dạy học .
Ý nghĩa của biện pháp: Việc tổ chức và chỉ đạo cấp dưới bổ sung, mua mới, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thi cử hàng năm sẽ giúp cho sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới, không bỡ ngỡ khi thực tập lâm sàng tại các bệnh viện và xí nghiệp Dược; đồng thời giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy: “học đi đôi với hành”; chuyên môn hoá trong kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng công việc.
Cách thực hiện:
Thứ nhất, Phòng Tổ chức tăng cường trang bị cơ sở vật chất và các thiết bị thiết yếu cho việc dạy và học các môn Khoa học cơ bản, đặc biệt là Ngoại ngữ. Từng bước tiến hành mua sắm và cung cấp các trang thiết bị dạy và học Ngoại ngữ phù hợp
với lộ trình triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Theo Đề án thì đến năm 2015 đảm bảo 100% trường Cao đẳng, Đại học có Phòng nghe nhìn. Do đó, việc trang bị phòng học tiếng nước ngoài đạt tiêu chuẩn, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện là điều rất cần thiết.
Thứ hai, Phòng Tổ chức tăng cường trang bị cơ sở vật chất và các thiết bị thiết yếu cho việc dạy và học các môn học chuyên ngành. Mỗi thiết bị phục vụ cho các môn học chuyên ngành thường có chi phí lớn và khó tìm. Nên việc đầu tư cho các môn học này cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng sao cho các thiết bị vừa phù hợp với thực tế các bệnh viện, vừa mang lại hiệu quả dạy học cao.
Nhằm tránh lãng phí, các Trưởng bộ môn khuyến khích giáo viên cập nhật liên tục kiến thức và kĩ năng sử dụng các trang thiết bị, tăng cường khai thác và sử dụng trang thiết bị hiện đại phù hợp với tình hình thực tế tại các bệnh viện để sau dạy học là kiểm tra, đánh giá, đáp ứng với nhu cầu thực tế, tránh việc phải đào tạo lại tay nghề cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để làm được như vậy, Phòng Đào tạo phải có kế hoạch cử giáo viên đi học tập hoặc bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở y tế, bệnh viện trong hay ngoài nước về việc sử dụng các trang thiết bị y tế mới. Tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên cách sử dụng máy móc, trang thiết bị mới. Chỉ đạo giáo viên tham dự đầy đủ để học tập kinh nghiệm; chỉ đạo giáo viên mới học hỏi kinh nghiệm sử dụng máy từ các giáo viên cũ trong Bộ môn. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và kỹ thuật viên nhằm sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy và học Ngoại ngữ, khai thác đúng mục đích các nguồn thông tin, tư liệu nước ngoài, đặc biệt là Internet, phục vụ cho việc dạy và học Ngoại ngữ. Ngoài ra, cần phải tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị Y tế, máy móc chuyên dùng giữa Nhà trường, các trường Y khác, các xí nghiệp, công ty Dược và các bệnh viện.
Thứ ba, đối với các thiết bị phục vụ việc ra đề, chấm thi như: máy vi tính, máy photo, giấy in, phần mềm quản lý điểm, phần mềm chấm bài tự động, phần mềm ra đề thi phải cử người có trình độ chuyên môn cao trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm để nắm bắt tình trạng trang thiết bị thiếu hụt những gì sau mỗi học kỳ. Từ đó, lên kế hoạch điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với nhu cầu đào tạo, bảo dưỡng, bảo trì, thêm, bớt hay sắm mới trang thiết bị.
Đầu tư một số trang thiết bị thiết yếu; đầu tư theo nhu cầu công việc của giáo viên. Tuy nhiên, cần tính đến vấn đề tiết kiệm, tuỳ vào khả năng tài chính của Trường, cần phải tận dụng triệt để các máy móc thiết bị khi đã, đang và sẽ được Nhà trường đầu tư.
Thứ tư, Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học xây dựng hồ sơ sử dụng đồ dùng dạy học cho khoa theo số hoá. Theo dõi thường xuyên hoạt động của phòng Lab bằng sổ sách để lãnh đạo có thể theo dõi việc dạy thực hành, nhật ký bảo dưỡng và bảo trì máy móc. Bên cạnh đó, các thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá của các môn học khác cũng cần đánh số thứ tự trên từng sản phẩm và quản lý bằng phần mềm vi tính. Nhờ đó, bất cứ lúc nào Ban giám hiệu hoặc cán bộ quản lý cũng có thể kiểm tra, xem xét. Ngoài ra, Trưởng bộ môn nên xây dựng danh mục các thiết bị dạy và học Ngoại ngữ cho từng chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo.
3.2.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới trong tổ chức và tăng cường chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá
Mục tiêu của biện pháp: đóng góp cho chất lượng đào tạo ngày một tốt hơn, nhất là trong việc cải tiến chương trình học, phương pháp dạy - học và nội dung chương trình; nâng cao chất lượng đầu ra.
Ý nghĩa của biện pháp: định hướng cho các Trưởng bộ môn thực hiện các kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho quá trình kiểm tra, đánh giá; triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc thù môn học.
Cách thực hiện:
Thứ nhất, về ngân hàng câu hỏi, Trưởng Phòng Đào tạo chỉ đạo giáo viên soạn bổ sung, và chỉnh sửa ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận vào đầu mỗi năm học; chỉ đạo Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm rà soát, kiểm tra lại kết quả thực hiện.
Trong việc ra đề thi trắc nghiệm, mỗi bộ môn cần thống nhất chung về mặt bằng kiến thức cho từng môn học. Nội dung đề trắc nghiệm phải bám sát yêu cầu