7. Phương pháp luận nghiên cứu
2.8. Nguyên nhân của thực trạng
Chúng tôi khảo sát nguyên nhân của thực trạng dựa trên các yếu tố tiêu cực và tích cực. Khi khảo sát chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của cả giáo viên và sinh viên. Số liệu được xử lý theo phép tính phần trăm từng yếu tố cùng với phép kiểm nghiệm mức độ khác biệt ý nghĩa (Sig.).
Số liệu tính toán các yếu tố tích cực ảnh hưởng đến kiểm tra, đánh giá được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. So sánh ý kiến thăm dò của giáo viên và sinh viên về các yếu tố tích cực ảnh hưởng đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
STT Yếu tố tích cực CÓ ẢNH HƯỞNG KHÔNG nghĩa Sig. Mức ý
% GV % SV % GV % SV 1 Giảng dạy theo mục tiêu bài
học. 95,8 93,9 4,2 6,1 .000
2
Sinh viên học tập tích cực, tham gia góp ý, xây dựng bài
học. 93,8 93,1 6,3 6,9 .000
3 Sinh viên đi học chuyên cần,
có tinh thần tự học, tự giác cao. 93,8 94,1 6,3 5,9 .000 4 Khả năng truyền đạt của giáo
viên tốt. 91,7 94,9 8,3 5,1 .000
5 Khả năng tiếp thu bài của sinh
viên tốt. 97,9 91,0 2,1 9,0 .000
6 Thời gian tổ chức kiểm tra,
đánh giá phù hợp. 89,6 92,4 10,4 7,6 .000
7 Nội dung kiểm tra, đánh giá
theo đúng với mục tiêu bài học. 97,9 94,9 2,1 5,1 .000 8 Nội dung kiểm tra, đánh giá
phù hợp với trình độ sinh viên. 95,8 94,5 4,2 5,5 .000 9 Hình thức kiểm tra, đánh giá. 85,4 87,6 14,6 12,4 .000
Qua số liệu thống kế ở bảng trên, ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa tỉ lệ phần trăm ý kiến của nhóm giáo viên và nhóm sinh viên. Mức ý nghĩa (Sig.) của tất cả các yếu tố tích cực đều đạt 0.000 < 0.05.
Xem kết quả bảng 2.10, yếu tố thứ 5 được giáo viên cho là ảnh hưởng cao nhất, với 97,9% phiếu, còn sinh viên là 91,0%. Yếu tố tích cực, chủ quan mà sinh viên cho là có ảnh hưởng cao nhất đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là yếu tố thứ tư đạt 94,9%.
Một số yếu tố tích cực khác cũng là nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến kết quả KT, ĐG, với số phiếu giáo viên và sinh viên gần ngang nhau là yếu tố thứ 1, 2 và 3.
Trong khi đó, yếu tố thứ 7 có 97,9% giáo viên cho rằng “Nội dung kiểm tra, đánh giá theo đúng với mục tiêu bài học” có ảnh hưởng, và 94,9% sinh viên cũng có ý kiến đồng tình như vậy. Một điểm đáng chú ý là yếu tố thứ 9 “Hình thức kiểm tra,
đánh giá” có đến 87,6% sinh viên cho là ảnh hưởng và số phiếu giáo viên là 85,4%. Như vậy, theo quan sát thực tế, có những yếu tố một số giáo viên chưa thật sự chú ý trong lúc KT, ĐG, nhưng lại được đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn trong kết quả điều tra. Điều này rất có ý nghĩa đối với giáo viên trong việc nhận thức và đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá sao cho thật sự phù hợp với trình độ sinh viên và mục tiêu học tập.
Số liệu tính toán các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến kiểm tra, đánh giá được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. So sánh ý kiến thăm dò của giáo viên và sinh viên về các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
STT Yếu tố tiêu cực ẢNH HƯỞNG Mức ý nghĩa Sig. CÓ KHÔNG % GV % SV % GV % SV
1 Giáo viên không ôn tập
trước khi thi, kiểm tra. 85,4 92,0 14,6 8,0 .000
2 Sau kiểm tra sinh viên
không được sửa bài. 83,3 91,8 16,7 8,2 .000
3 Sinh viên không nghiêm
túc: quay cóp, hỏi bài
trong khi làm bài kiểm tra.
97,9 88,0 2,1 12,0 .000
4 Thời gian kiểm tra, đánh
giá không phù hợp. 93,8 92,7 6,3 7,3 .000
5 Nội dung KT, ĐG không
phù hợp với trình độ SV. 100 94,9 0 5,1 .000
Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy mức ý nghĩa (Sig.) ở tất cả các yếu tố tiêu cực cũng đạt 0.000 < 0.05. Điều đó khẳng định có sự khác biệt ý nghĩa trong ý kiến đánh giá của GV và SV.
Các nguyên nhân khác có ảnh hưởng rất lớn phải kể đến đầu tiên đó là “Nội dung kiểm tra, đánh giá không phù hợp với trình độ sinh viên” với 100% giáo viên đồng ý là có ảnh hưởng và 94,9% đối với sinh viên. Kế đến là “Thời gian kiểm tra, đánh giá không phù hợp”: giáo viên 93,8%, sinh viên 92,7%.
Ngoài ra, có 3 yếu tố tiêu cực được đánh giá là có ảnh hưởng xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: yếu tố thứ 3, 1 và 2. Các yếu tố này chính là những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
sinh viên.
Như vậy, sinh viên rất cần được giáo viên ôn tập trước khi thi, kiểm tra. Giáo viên lại mong muốn sinh viên thật sự nghiêm túc trong thi cử. Do đó, giáo viên cần phải sắp xếp thời gian ôn tập cho sinh viên, để các em tự tin hơn, hệ thống hoá bài học một cách tốt hơn, đem lại kết quả cao sau khi thi.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI 3.1. Cơ sở của việc đề xuất các biện pháp
Luận văn đưa ra một số các cơ sở để đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như sau:
3.1.1. Cơ sở pháp lý
Chúng tôi thực hiện luận văn dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản, chỉ thị, quyết định và quy chế của Bộ như:
- Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020.
- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”.
- Đề án Đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. - Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng của Bộ GD & ĐT.
- Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Hà Nội.
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Nghị quyết số 37/2004/QH 11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về Giáo dục. - Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
3.1.2. Cơ sở lý luận
Cơ sở này đã được trình bày ở chương 1. Ở đây, tác giả luận văn căn cứ chủ yếu trên ba cơ sở:
- Chức năng quản lý gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch;
- Nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
- Biện pháp quản lý
3.1.3. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn xuất phát từ thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên Trường CĐYT ĐN.
Nói đến công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai cần phải đề cập đến rất nhiều vấn đề và cần phải tác động đến tất cả các đối tượng quản lý như cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên và cơ sở vật chất. Hệ thống các biện pháp được đề xuất cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính thực tiễn và khả thi: các biện pháp đề ra phải thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của giáo viên và sinh viên tại Trường.
- Bảo đảm tính kế thừa: Hệ thống biện pháp là sự kế thừa và phát triển những thành quả đã có.
- Bảo đảm tính hệ thống: Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý.
3.2. Nội dung các biện pháp và cách thức thực hiện
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng xây dựng kế hoạch hoạch
3.2.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thường xuyên bổ sung, mua mới, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thi cử hàng năm
Mục tiêu của biện pháp: Cập nhật liên tục tình trạng trang thiết bị.
Ý nghĩa của biện pháp: Việc thường xuyên xây dựng kế hoạch bổ sung, mua mới, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thi cử hàng năm nhằm tránh bị thiếu hụt, bất cập khi cần sử dụng đến; tránh gây lãng phí khi sử dụng không đúng cách; và nhắc nhở giáo viên tận dụng triệt để trang thiết bị trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Cách thực hiện:
Vào cuối mỗi học kỳ, Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Trưởng Phòng Khảo thí yêu cầu các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn làm báo cáo về tình trạng các trang thiết bị, dụng cụ ở các phòng thực tập, phòng thí nghiệm phục vụ học tập, kiểm tra, thi. Các báo cáo được thiết kế theo mẫu chung để tránh thiếu sót và có liệt kê cụ thể tình hình trang thiết bị. Sau đó, Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Trưởng Phòng Khảo thí dựa vào các báo cáo trên để lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì, bổ sung hoặc mua mới trang thiết bị.
Đối với một số môn như môn Ngoại ngữ, thiết bị giảng dạy cũng chính là những dụng cụ phục vụ kiểm tra, đánh giá. Do đó, Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học chủ động lập kế hoạch quản lý phòng thực hành nghe (phòng Lab), các thiết bị khác như: máy nghe đĩa, nghe băng, băng, đĩa, bảng phụ, … ngay từ đầu năm học, tránh để thất thoát và tận dụng hết chức năng của các trang thiết bị.
Ngoài ra, Nhà trường luôn được Tỉnh đầu tư các trang thiết bị hiện đại để sinh viên học tập phù hợp với tình hình thực tế tại các bệnh viện khi các em đi thực tập lâm sàng. Trước lợi thế đó, Trưởng Phòng Đào tạo cần phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên cách sử dụng các máy móc, trang thiết bị mới đó để truyền thụ lại cho sinh viên tốt hơn.
3.2.1.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Mục tiêu của biện pháp: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách toàn diện và hợp lý để vừa đánh giá kết quả học tập của sinh viên chính
xác, khách quan, công bằng vừa tạo cơ hội cho mọi người học tham gia vào giáo dục đại học.
Ý nghĩa của biện pháp: tích cực xây dựng và đổi mới kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên để đảm bảo cho việc triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá được thông suốt, mang lại kết quả cao; đạt được các nguyên tắc đề ra và hạn chế những tiêu cực; khuyến khích giáo viên phát huy tính tự chủ, sáng tạo và nỗ lực làm cho kiểm tra, đánh giá ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng hơn.
Cách thực hiện:
Trước hết, Trưởng Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch cả năm học cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường, của các khoa, các tổ bộ môn; từng cá nhân cũng lập kế hoạch của riêng mình. Đó chính là cẩm nang để mỗi cá nhân quán triệt và thực hiện chương trình kế hoạch đã đề ra, đồng thời có thể kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình kế hoạch của mình.
Trưởng Phòng Đào tạo lập kế hoạch giảng dạy và chương trình khung cho từng môn học. Sau đó, Trưởng Bộ môn dựa vào chương trình khung xây dựng chương trình chi tiết môn học do mình phụ trách. Đây là cơ sở để giáo viên đưa ra mục tiêu học tập cho từng tiết học, soạn giáo trình, giáo án và hình thành ngân hàng đề sát với mục tiêu học tập. Hơn nữa, dựa vào kế hoạch giảng dạy, Phòng Đào tạo dự kiến kế hoạch sắp xếp lịch thi để sinh viên tiện việc theo dõi và chủ động trong học tập. Chuỗi các công việc vừa nêu trên kết dính với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu một mắt xích trong chuỗi này mất đi, thì công tác kiểm tra, đánh giá không đạt hiệu quả cao, chất lượng sẽ kém.
Hơn nữa, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cấp dưới xây dựng và thống nhất các quy trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Làm như vậy để tránh sự quản lý chồng chéo, tạo sự nhất quán cho giáo viên khi thực hiện kiểm tra, đánh giá.
Ngoài ra, Phòng Đào tạo cần lập kế hoạch thẩm định giáo trình, giáo án của giáo viên theo định kỳ năm học để giáo viên có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng cho các sản phẩm trí tuệ của mình. Việc chỉnh sửa nội dung trong giáo trình, giáo án của giáo viên là việc làm xuyên suốt năm học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tự đúc kết kinh nghiệm để hoàn thiện dần giáo án. Đồng thời, việc phát hiện ra những vấn đề
mới phù hợp với sự đổi mới của xã hội và trình độ sinh viên sẽ giúp giáo viên bổ sung vào giáo trình cho năm học tiếp theo.
Việc kiểm tra, đánh giá luôn cần phải đổi mới cùng với sự đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, Trưởng Phòng Đào tạo cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên riêng về công tác kiểm tra, đánh giá, cách ra đề trắc nghiệm, đề tự luận.
Bên cạnh đó, Trưởng bộ môn Ngoại ngữ - Tin học cũng phải phát huy chức năng quản lý của mình như: Trưởng bộ môn quy định hình thức kiểm tra định kỳ cho các giáo viên trong bộ môn, và bố trí các phần thi cho phù hợp. Ví dụ như hình thức trắc nghiệm gồm: kỹ năng nghe 20%, kỹ năng sử dụng tiếng Anh: 30%, kỹ năng viết 20%, kỹ năng phát âm 10%, kỹ năng đọc 20%; Trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch duyệt ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trước khi đưa lên Phòng Khảo thí, ngân hàng đề phải có đủ các câu hỏi từ dễ đến khó và phải quy định các phần câu hỏi cụ thể; Trưởng Bộ môn có kế hoạch duyệt đề kiểm tra và họp tổ bộ môn định kỳ để tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá. Trong khi họp cần nhận xét cụ thể cách ra đề và các hình thức sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá, nội dung và thời điểm kiểm tra đánh giá sinh viên đã phù hợp chưa; Trưởng bộ môn lập kế hoạch dự giờ giảng, giờ kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất để đánh giá, góp ý cho giáo viên; Trưởng bộ môn phân công nhiệm vụ cho Giáo vụ bộ môn vào điểm, lưu điểm, và thông báo điểm cho sinh viên theo đúng tiến độ của Nhà trường.
3.2.1.3. Biện pháp 3: Công bố rộng rãi và phổ biến đầy đủ cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong Trường các kế hoạch liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã đề ra.
Mục tiêu của biện pháp: đảm bảo kế hoạch được mọi người biết đến để thực hiện nhiệm vụ liên quan của mình.
Ý nghĩa của biện pháp: việc công bố rộng rãi và phổ biến đầy đủ cho toàn