Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế VIệt lào (Trang 50)

2.2.1.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi công ty phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo

nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác quản trị NNL gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như: lập kế hoạch NNL, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động, đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác,… Do đó trước khi đề xuất giải pháp phát triển NNL cần xem xét tổng thể NNL tại doanh nghiệp (Xem bảng 2.2).

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty trong thời gian qua có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đáng kể: Năm 2013 tăng 6 người so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,4%. Năm 2014 tăng 8 người so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,8%. Cụ thể sự biến động trong cơ cấu lao động của công ty như sau:

- Xét theo độ tuổi lao động: Độ tuổi trung bình của người lao động trong công ty là 29,4, trong đó nhóm lao động có độ tuổi dưới 40 chiếm trên 90% trong tổng số lao động. Đây chính là nhóm tuổi nhiệt tình, cẩn thận trong công việc đồng thời đảm bảo sức khỏe để thực hiện công việc sản xuất kinh doanh, là lực lượng nòng cốt góp phần vào sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, do đặc điểm về độ tuổi khác nhau nên nhu cầu đào tạo trong công việc của mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với những người lao động trẻ có độ tuổi dưới 30, đặc biệt là lứa tuổi dưới 20 thì nhu cầu đào tạo, nâng cao tay nghề tăng, do họ mới vào nghề nên họ có thể quan tâm hơn cơ hội học tập khi đó những người lao động cao tuổi và có thâm niên công tác thì nên thiết kế lại công việc theo hướng làm mới mẻ công việc, giao thêm trách nhiệm, hướng dẫn chỉ bảo đối tượng là người lao động còn non yếu, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong công việc. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo nếu thuê chuyên gia, vừa tạo mối quan hệ gần gũi giữa người lao động với nhau. Và một ưu điểm nữa là làm cho người có kinh nghiệm cảm thấy tự hào về bản thân.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị tính: Người 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Phân loại lao động

Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Số LĐ Tỷ lệ (%) Tổng số 112 100% 118 100% 126 100 6 5,4 8 6,8 Theo độ tuổi - Dưới 30 47 42,0 48 40,7 51 40,5 1 2,1 3 6,3 - Từ 31 – 40 56 50,0 61 51,7 66 52,4 5 8,9 5 8,2 - Từ 41 – 50 9 8,0 9 7,6 9 7,1 0 0,0 0 0,0 Theo tính chất lao động - Trực tiếp 83 74,1 85 72 91 72,2 2 2,4 6 7,1 - Gián tiếp 29 25,9 33 28 35 27,8 4 13,8 2 6,1 Theo giới tính - Nam 26 23,2 30 25,4 34 27,0 4 15,4 4 13,3 - Nữ 86 76,8 88 74,6 92 73,0 2 2,3 4 4,5 Theo trình độ học vấn - Trung cấp, khác 33 29,5 31 26,3 32 25,4 -2 -6,1 1 3,2 - Đại học, cao đẳng 67 59,8 74 62,7 79 62,7 7 10,4 5 6,8 - Trên đại học 12 10,7 13 11,0 15 11,9 1 8,3 2 15,4

- Xét theo tính chất lao động: Lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty, dao động trong khoảng từ 72% đến trên 74%. Tuy nhiên về sự biến động thì năm 2013 lực lượng lao động trực tiếp tăng 2 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,4%; còn lực lượng lao động gián tiếp tăng tới 4 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,8%. Nhưng sang năm 2014 thì lực lượng lao động trực tiếp lại tăng tới 6 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,1%; còn lực lượng lao động gián tiếp thì tăng 2 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,1%.

- Xét theo giới tính: Hiện nay lực lượng lao động nữ của công ty chiếm đa số và có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó lực lượng lao động nam chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng lại có xu hướng tăng: Năm 2012 lao động nữ chiếm 76,8% trong tổng số lao động toàn công ty; năm 2013 lực lượng này tăng 2 người tương ứng với tỷ lệ tăng 2,3% (chiếm tỷ trọng 74,6% trong tổng số lao động) so với năm 2012; năm 2014 lao động nữ tiếp tục tăng 4 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,5% (chiếm tỷ trọng 73% trong tổng số lao động) so với năm 2013. Về lao động nam: năm 2012 chiếm 23,2% trong tổng số lao động toàn công ty; năm 2013 tăng thêm 4 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,4% (chiếm tỷ trọng 25,4% trong tổng số) so với năm 2012; năm 2014 cũng tăng thêm 4 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,3% (chiếm tỷ trọng 27% trong tổng số) so với 2013. Sở dĩ tỷ trọng lao động nữ có xu hướng giảm như vậy là do mức độ tăng của lao động nam trong công ty lớn hơn mức độ tăng của lao động nữ. Mặc dù phần lớn số lao động tại công ty là nữ nhưng nhu cầu đối với công việc của nam và nữ là khác nhau nên khi tiến hành công tác đào tạo lao động cũng cần phải quan tâm đến việc xác định nhu cầu của lao động theo giới tính để đưa ra các biện pháp đào tạo cho phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty, thỏa mãn nhu cầu đào tạo của người lao động.

- Xét theo trình độ học vấn: Cũng qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động của công ty có chất lượng tương đối cao và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học, trong khi đó lao động có trình độ trung cấp hoặc khác có tỷ trọng giảm dần. Như vậy, với lực lượng lao động có trình độ cao ngày càng tăng thì khả năng nắm bắt công việc, làm chủ công

việc càng cao, từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công việc. Đây là một lợi thế để công ty tiếp tục có những biện pháp nhằm phát triển hơn nữa nguồn nhân lực của mình.

Như vậy, về số lượng và cơ cấu nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào là tương đối tốt đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Việc công ty có số lượng nhân lực phù hợp với nhu cầu kinh doanh và sắp xếp hợp lý vị trí của từng nhân viên đối với từng công việc cụ thể đã nâng cao hiệu quả công việc và góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty, cũng như đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể, giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo được thương hiệu uy tín và lòng tin đối với khách hàng.

2.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào, tác giả dựa vào bộ tiêu chí KAS mở rộng và tính chuyên nghiệp của người lao động.

* Về kiến thức - thái độ - kỹ năng:

- Kiến thức người lao động: Đánh giá về trình độ học vấn cho thấy trình độ chuyên môn qua đào tạo của nguồn lực trong công ty là khá cao. Về kỹ năng nghề nghiệp đa số lao động được đào tạo ngắn hạn đủ khả năng thực hiện công việc thông thường. Lực lượng cán bộ quản lý có về trình độ so với nhu cầu nên doanh nghiệp chủ động cập nhật, bổ sung kiến thức, đặc biệt là khối kiến thức liên quan đến quản lý như quản lý nhân sự, tổ chức quản lý, tâm lý du khách, kiến thức bổ trợ, ngoại ngữ, tin học…

- Kỹ năng người lao động: khối cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp được đánh giá tốt các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm nhạy bén, kỹ năng ra quyết định và xử lý tình huống. Việc trang bị và trau dồi kỹ năng làm việc là hết sức quan trọng cho mọi thành viên trong công ty gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

- Thái độ người lao động: Để có chất lượng phục vụ hoàn hảo, cần nhân viên có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách hàng. Quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe, nhạy cảm,

tâm lý. Chỉ với những đức tính này mới có thể tạo thiện cảm với khách, nhận ra những vấn đề phát sinh của họ để kịp thời trợ giúp. Đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty được đánh giá rất tốt thái độ tự tôn, tự hào dân tộc, có phong cách văn minh, lịch thiệp, có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, tương thân tương ái.

* Về tính chuyên nghiệp:

Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào đã không ngừng tăng trưởng, lớn mạnh. Cùng với đó, đội ngũ nhân lực trong đơn vị đã từng bước trưởng thành, được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng cao. Công ty đã xác định mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh, chất lượng, hiệu quả và tin cậy, những điều đó chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất đều phải được thiết lập đồng bộ, nhất quán, hợp lý. Tính chuyên nghiệp không phải cái gì đó phức tạp, khó thực hiện, mà ngược lại nó được thể hiện, đánh giá ở những việc đơn giản thường ngày. Đối với từng bộ phận, công việc khác nhau, tính chuyên nghiệp có những yêu cầu khác nhau:

- Nhân viên làm việc có kế hoạch, trình tự các bước công việc phải thực hiện, cũng như thời gian hoàn thành công việc để đạt được mục tiêu. Cuối mỗi tháng, trưởng các bộ phận phải lập kế hoạch công việc của tháng tiếp theo và báo cáo mức độ hoàn thành công việc của tháng hiện tại. Qua đó, các thành viên trong tổ/bộ phận sẽ tiến hành lập kế hoạch cụ thể và dự tính thời gian hoàn thành thể hiện tính chủ động, có trách nhiệm với công việc và sẽ tạo điều kiện cho các công việc được tiến hành đồng bộ, ăn khớp và hiệu quả.

- Mỗi nhân viên có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, dù đó là công việc gì, bởi mỗi công việc đều có vai trò tác dụng của riêng nó như mỗi mắc xích trong một dây chuyền. Tinh thần trách nhiệm đối với công việc thể hiện ý thức của cá nhân ngay trên mỗi kết quả, sản phẩm phục vụ khách.

- Chuyên tâm đối với công việc chính là phẩm chất cốt lõi của người làm việc chuyên nghiệp, biểu hiện ở thái độ làm việc tận tâm, tận lực với công việc, tinh thần thái độ “Can Do – Có thể làm” trong bất cứ đề nghị nào của khách được “giữ lửa” và truyền đi từ cấp các quản lý đến cấp nhân viên.

- Hiểu biết, không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm bắt được nguyên tắc làm việc cơ bản. Yêu cầu đặt ra cho mỗi nhân viên không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức phù hợp với công việc, đối với người làm việc chuyên nghiệp thì học tập cũng là chuyên nghiệp, là công cụ để làm việc.

- Nhân viên độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong công việc. Trong làm việc theo nhóm, mỗi người cần tự chủ hoàn thành các nhiệm vụ được nhóm giao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hợp tác và phân công. Mỗi nhân viên đều phải có thái độ sẵn sàng làm việc với những người khác, cho dù tính cách và cách làm việc của mỗi người là khác nhau, đó là tinh thần làm việc của Công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào.

- Tinh thần kỷ luật, chấp hành những quy định, quy tắc mà mọi nhân viên đều phải tuân thủ. Điều này tạo nên sức mạnh, uy tín của tập thể, cũng như chất lượng, hiệu quả công việc. Nhân viên chuyên nghiệp luôn chấp hành sự sắp xếp, phân công nhiệm vụ của cấp trên và khi đã tiếp nhận công việc thì nhất định chuyên tâm làm, cố gắng đạt được sự hoàn thiện trong từng chi tiết.

- Tác phong công nghiệp, tuân thủ quy trình văn hóa chất lượng 5S: “Sort, Set in order, Standardize, Sustaint and Selfdiscipline – Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng” và quý trọng thời gian. Biết cách giao tiếp và ứng xử có văn hóa nơi làm việc và nói chuyện phù hợp với từng đối tượng giao tiếp, môi trường, hoàn cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế VIệt lào (Trang 50)