Từ khi tách khỏi Malaysia năm 1965, Singapore đã thực hiện thành công nhiều giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, bao gồm giai đoạn công nghiệp hóa (1960 – 1970), giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1970 – 1980), và giai đoạn phát triển công nghệ cao để xây dựng nền kinh tế tri thức (từ 1990 đến nay). Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ, dân số không đông (5,1 triệu người năm 2010), tài nguyên thiên nhiên ít, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0%, GDP bình quân đầu người năm 2011 là 59.711 USD. Để đạt được mục tiêu trên là kết quả của rất nhiều nỗ lực của Chính phủ Singapore. Một trong những chính sách được đánh giá cao nhất của Chính phủ Singapore là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng và phát triển khoa học và công nghệ cho nền kinh tế, từ đó đưa nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
Giáo dục – đào tạo, vốn được đặc biệt coi trọng ở Singapore, lại tiếp tục được nhận thức như là chìa khóa để củng cố nhân lực, phát triển đất nước. Các nhà lãnh đạo Singapore quan niệm rằng: thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã thực hiện những bước đi trọng tâm trong giáo dục để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ Singapore đã dành một khoản đầu tư rất lớn để phát triển giáo dục. Từ mức đầu tư khoảng 3% GDP những năm 1990 đã tăng dần lên 3,6%, 4% và dự kiến tăng lên tới 5% trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Mức chi cho giáo dục tài khóa 2007 – 2008 là 6,796 tỷ đô la Singapore (SGD), 2008 – 2009 là 8,22 tỷ SGD và 2009 – 2010 là 8,7 tỷ SGD. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế, Singapore đã xây dựng một hệ thống trường cao đẳng nghề, trường đại học quy mô lớn và khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Ngoài việc đầu tư mạnh cho giáo dục – đào tạo, Singapore còn được đánh giá là một trong những quốc gia có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực tài năng bài bản nhất thế giới. Quốc gia này coi việc thu hút nhân tài là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Chính phủ Singapore đã xây dựng chính sách sử dụng người nhập cư hay còn gọi là chính sách
tuyển mộ nhân tài nước ngoài như đòn bẩy về nhân khẩu để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động người bản địa. Nguồn nhân lực có kinh nghiệm và chất lượng tốt ở nước ngoài được tuyển dụng một cách tích cực và có hệ thống bổ sung cho những khu vực còn hạn chế của nguồn nhân lực trong nước. Những người này được trợ giúp để cư trú tại Singapore. Chính phủ Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng.
Như vậy, là một quốc gia đi lên từ điểm xuất phát thấp và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng mà cả thế giới phải thừa nhận. Có thể nói Singapore đã biến việc trọng dụng nhân tài trở thành một thương hiệu quốc gia, từ đó, tạo lực kéo người đến và giữ người ở lại phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Singapore được coi là hình mẫu cho các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp; Về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp với ba nội dung chủ yếu, đó là đánh giá NNL hiện tại; lập kế hoạch và thực hiện phát triển NNL; Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp gồm: các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô; các nhân tố thuộc môi trường vi mô và các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng cần được vận dụng trong phát triển NNL cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển NNL tại Công ty Cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào ở những chương tiếp theo.
Chương 2.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT LÀO 2.1. Khái quát về công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào. kinh tế Việt Lào.
Trong xu thế toàn cầu hoá để hội nhập với nền kinh tế thế giới Đảng và nhà nước ta đã mở rộng kinh tế đối ngoại. Vào năm 1997, trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ II Quốc hội khoá X đã đề ra nhiệm vụ “Cần tập trung hàng xuất khẩu có chất lượng cao, tổ chức xuất khẩu nhanh và mạnh. Duy trì, củng cố phát triển thị trường hiện có, đồng thời xúc tiến việc nghiên cứu khảo sát và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng Nông sản và hàng công nghiệp chế biến. Các ngành và các tỉnh thành phố phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng Nông sản”.
Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi (có ga tàu, sân bay, cảng biển, cửa khẩu xuyên quốc gia, quốc tế, quốc lộ 1A), nguồn hàng xuất khẩu lớn lại có chung đường biên giới với nước bạn Lào, hàng hoá của nước bạn quá cảnh Việt Nam. Đây là những điều kiện thuận lợi để Nghệ An mở rộng hợp tác kinh tế với nước bạn Lào trong chiến lược hợp tác toàn diện, đặc biệt là của Đảng và Nhà nước Việt nam chúng ta với nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCND Lào).
Trên cơ sở đó, ngày 25/09/1998, xí nghiệp Đầu tư hợp tác kinh tế với CHDCND Lào được thành lập theo quyết định số 3514/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An. Ngày 11/11/1999, theo quyết định số 3893/QĐ-UB xí nghiệp đổi tên thành Công ty thương mại và dịch vụ tỉnh Nghệ An để tiếp tục thực hiện dự án “Phát triển kinh tế hợp tác với CHDCND Lào”, trực thuộc Sở Thương mại Nghệ An quản lý.
Thực hiện quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 73/2003/QĐ-TT ngày 29/04/2003 phê duyệt “Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp Nhà
Nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An đến năm 2005”, công ty đã thực hiện thủ tục để sang đầu năm 2006 tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp với trị giá cổ phần bán ra là 80%. Nay công ty có tên gọi mới là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Tác Kinh Tế Việt – Lào. Tên giao dịch quốc tế là: Viet - Laos Investment and Economic Cooperation Joint stock Company. Viết tắt: VILACO, có trụ sở chính tại Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, xóm 8, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Công ty có các đơn vị trực thuộc: Cửa hàng thương mại Việt Lào, Trung tâm kinh doanh tổng hợp Việt Lào, Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng Việt Lào, Khách sạn Việt lào, Nhà hàng, khách sạn Sinh thái Việt lào.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, mã số thuế, tài khoản ở các Ngân hàng (Ngân hàng Ngoại thương Vinh, Ngân hàng công thương Nghệ An, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An, Ngân hàng Agrbank…)
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực của công ty
* Chức năng của công ty:
Căn cứ vào sổ đăng ký kinh doanh 112752 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 12/11/1998 và sau 21 lần đăng ký thay đổi, công ty có các chức năng chủ yêú sau:
- Hợp tác đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước.
- Tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh, trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực nông lâm hải sản, gia công chế biến hoặc liên doanh, liên kết tạo ra.
- Trực tiếp nhập khẩu hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng gia dụng, phương tiện vận tải.
- Khai thác vận chuyển gỗ và sản xuất chế biến các loại lâm đặc sản.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh, gia công lắp ráp.
* Nhiệm vụ:
Là một đơn vị kinh doanh với quy mô vừa phải, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môt trường, giữ an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội theo quy định của Pháp luật trong phạm vi quản lý của Công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngán hạn về sản xuất kinh doanh, gia công lắp ráp, kinh doanh thương mại, kinh doanh khách sạn, du lịch, liên doanh đầu tư trong nước và nước ngoài, kinh doanh ăn uống theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Sở Thương Mại Nghệ An.
- Xây dựng các phương án kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty, kết hợp linh động chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết và hợp đồng đã ký với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân, cán bộ nhân viên theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự quản lý phân cấp của Sở Thương Mại Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, tạo điều kiện lao động thuận lợi, chăm lo đời sống cho người lao động.
* Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, chế biến, mua bán hàng lương thực, nông, lâm, hàng công nghệ phẩm, điện tử, điện lạnh, đồ điện gia dụng, đồ dùng cá nhân.
- Mua bán ôtô, xe gắn máy, máy móc phụ tùng thiết bị điện, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, nhựa đường các loại, khí hoá lỏng (gaz), bếp ga
- Khai thác, chế biến, mua bán khoáng sản (thiếc, mangan, crôm, sắt, chì, đồng, niken ...); Khai thác, vận chuyển lâm sản, vật liệu xây dựng; Xây dựng công trình: dân dụng, giao thông thuỷ lợi vừa và nhỏ, lắp đặt điện nước.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, cung cấp dịch vụ du lịch lữ
- Mua bán phân bón (lân, đạm), vật tư hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), hàng thực phẩm (đường, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói), rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu sản xuất trong nước.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.2.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý doanh nghiệp của công ty 2.2.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý doanh nghiệp của công ty
Công ty CP Đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào là một doanh nghiệp lớn mạnh về quy mô và mạng lưới hoạt động với nhiều đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn thành phố Vinh được tổ chức sắp xếp cụ thể như sau (Xem sơ đồ 2.1):
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cửa hàng Thương mại XN Kinh doanh Vật Liệu Xây dựng Khách sạn Việt Lào Nhà hàng Sinh Thái Việt Lào Trung tâm Kinh Doanh Tổng Hợp Việt Lào Các đơn vị trực thuộc P. Kế hoạch P. Tổ chức P. Kế toán tài vụ P. Nghiệp vụ Các phòng ban doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đồng: Bầu ra Ban kiểm soát Hội đồng quản trị, quyết
định thực hiện nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu kinh doanh, xây dựng các bản quyết toán, bổ nhiệm Giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Ban kiểm soát: Kiểm chứng xem việc thực hiện theo kế hoạch vạch ra có
đúng với chỉ thị, nguyên tắc đã được ấn định hay không để tìm ra những khuyết điểm, sai lầm, sữa chữa ngăn chặn kịp thời, ngăn chặn sự tái phạm.
- Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị: Tổ chức các cuộc họp của
hội đồng quản trị phụ trách chung mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt của công ty.
- Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân
công và thực hiện.
- Phòng kế toán tài vụ: Giúp giám đốc quản lí tài chính và thực hiện toàn
bộ công tác kế toán, tài chính, ghi nhận xử lí và cung cấp thông tin về mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong công ty. Thông qua đó kiểm tra, kiểm soát được tất cả hoạt động kinh tế tài chính ở công ty nhằm giúp cho bộ máy quản lí kiểm tra được các biện pháp quản lí đang thực hiện, đề xuất những quyết định kinh tế, những biện pháp quản lí kinh tế, tài chính hữu hiệu.
- Phòng nghiệp vụ (02 phòng): Được chia thành 3 phòng có nhiệm vụ trực
tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, tìm thị trường đảm bảo hàng hóa được tiêu thụ đúng số lượng và chất lượng.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến các mối
quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng, nghiên cứu thị trường cho các hàng hóa, tạo nguồn hàng và lập kế hoạch, đề ra phương án sản xuất kinh doanh cho toàn công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp giám đốc quản lí hành
chính nhân sự trong công ty, thực hiện các chính sách, chế độ qui định của Nhà nước về công tác hành chính nhân sự và lao động tiền lương.
- Các xí nghiệp, cửa hàng, trung tâm, khách sạn, nhà hàng: Thực hiện
nhiệm vụ chế biến kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, lương thực, nông - lâm - hải sản, hàng công nghiệp, dịch vụ…
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào giai đoạn 2012 – 2014
Trong những năm qua với sự cố gắng của ban giám đốc công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay Công ty Cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào đã đạt được những kết quả đáng kể.
Theo báo cáo của phòng tài chính, kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm trở lại đây như sau (xem bảng 2.1):
Nhận xét:
Qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào trong 3 năm ta thấy:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 14.846.465.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,4%. Tuy nhiên đến năm 2014 chỉ tiêu này của Công ty lại giảm 67.856.551 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 10,7% so với năm 2013. Sự giảm xuống của tổng doanh thu năm 2014 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có dấu hiệu giảm sút.
Giá vốn hàng bán của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng giảm dần. Trong đó, năm 2013 giảm 5.197.608.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,0% so với năm 2012; năm 2014 giảm 88.032.022.000 đồng, tương ứng