Nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động ĐTH

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 118)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động ĐTH

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển ĐT thể hiện ở các mặt như: quy hoạch và xây dựng ĐT, bố trí dân cư, mặt bằng xây dựng và không gian kiến trúc ĐT, sự đồng bộ của kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự phát triển của các trung tâm thương mại… từ đó tạo động lực cho việc chuyển dịch CCKT.

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong quá trình ĐTH qui mô dân số của ĐT ngày tăng cao ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế ở ĐT. Vấn đề đặt ra là chất lượng và việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng các khóa đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn). Khuyến khích đào tạo các ngành có lợi thế của tỉnh như: nuôi trồng, chế biến thủy sản, du lịch, vận tải thủy, cơ khí tàu thuyền, cơ khí sửa chữa, chế tạo phục vụ nông nghiệp và thuỷ sản...

Đẩy mạnh phối hợp, liên kết với các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo nghề của TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Song song đó, chú trọng đầu tư, trang bị cho các trung tâm dạy nghề về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo tại địa phương.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhanh chóng thực hiện dự án xây dựng Trường Cao đẳng đa ngành ở thị xã Ngã Bảy. Phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương giám sát hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại các địa phương.

Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác chuyên môn trên địa bàn

tỉnh. Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn giỏi, trình độ cao, lao động kỹ thuật có tay nghề.

Thông qua chính sách đào tạo, phải bố trí và sử dụng lao động hợp lí với ngành nghề đào tạo, tránh lãng phí cho xã hội; đồng thời, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

* Phát triển khoa học - công nghệ tạo nền tảng vững chắc cho thực hiện chuyển dịch CCKT

Đổi mới công tác quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ đến các huyện, thị, thành phố theo hướng linh hoạt và hiệu quả. Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ nghiên cứu đến triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển các công nghệ xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, vật liệu mới, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

Đầu tư trang thiết bị và hiện đại hóa phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định ở đơn vị thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tiềm lực khoa học và công nghệ của Trung ương, có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thực hiện tin học hoá trong công tác quản lý khoa học và công nghệ.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nhập khẩu công nghệ tiên tiến, đầu tư nghiên cứu khoa học nghệ... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của TP lớn, các Viện, trường Đại học trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật về bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường.

Xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; Chương trình hành động về hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Triển khai kịp thời các chính sách về sử dụng hiệu quả và phát huy tài năng cán bộ khoa học và công nghệ. Đồng thời, tăng cường kinh phí cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tạo “đòn bẩy” cho việc thực hiện chuyển dịch CCKT nhanh và hiệu quả.

* Phát triển nông nghiệp hàng hóa đi đôi với xây dựng nông thôn mới thúc đẩy chuyển dịch CCKT

Thông qua đầu tư phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở vùng nông thôn ngoại vi ĐT.

Quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của các ĐT.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân, thúc đẩy phân công lao động xã hội.

Thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng cho ĐT.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản được thuận lợi. Đồng thời thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường giám sát việc thực hiện “Chương trình xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ ở các địa phương, đảm bảo hiệu quả và chất lượng của chương trình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo động lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.

* Đẩy mạnh phát triển công nghiệp gắn liền với ĐTH.

Rà soát, cải cách cơ chế chính sách, quy hoạch, tập trung phát triển các khu, các cụm công nghiệp, nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực; hướng tới phát triển các ngành không nghiệp xanh, giảm tác động đến môi trường.

Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt theo từng giai đoạn. Đồng thời giám sát tiến độ thực hiện các dự án của các chủ đầu tư, nhanh chóng nâng tỷ lệ lấp đầy tại các khu nghiệp. Mạnh dạn rút giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp không đủ năng lực tránh tình trạng đăng kí rồi bỏ trống gây lãng phí.

Quy hoạch phát triển công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch ĐT nhằm tạo sự đồng bộ về không gian kiến trúc, khai thác cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ở ĐT đáp ứng cho nhu cầu phát triển của công nghiệp.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí, dệt may, da giày góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân đặc biệt là những người chuyển cư từ nông thôn.

Phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, đóng tàu,… có khả năng tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng mạng lưới phân phối tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp về mặt pháp lí, vốn để xây dựng thương hiệu. Từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư phát triển vào các địa bàn KT – XH khó khăn, đặc biệt khó khăn của Hậu Giang (Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành,

Long Mỹ). Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đầu tư phát triển chợ.

Một số chính sách ưu đãi đầu tư cần đẩy mạnh thực hiện:

- Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất: Tùy vào từng lĩnh vực khuyến khích đầu tư sẽ thực hiện miễn, giảm từ 03 đến 15 năm.

- Miễn, giảm thuế:Đối với các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư; cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm; cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Hỗ trợ bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng: Đối với những hộ thuộc diện giải tỏa để dành đất cho ĐT và công nghiệp một cách hợp lí, tránh tình trạng bất bình trong dư luận ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

- Thực hiện tốt chính sách giao đất, cho thuê đất: Đối với các nhà đầu tư có dự án đầu tư tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoặc đầu tư lĩnh vực chợ được quyền chọn cả hai hình thức là giao đất hoặc thuê đất nhưng với thời gian không quá 50 năm.

- Miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu đối với một số mặt hàng như: gia công cho phía nước ngoài; giống cây trồng, vật nuôi; hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; hàng hóa của các doanh nghiệp BOT; miễn thuế xuất nhập khẩu cho cơ sở đóng tàu biển xuất khẩu.

- Thực hiện chi thưởng cho môi giới đầu tư: đối với các tổ chức, cá nhân môi giới đầu tư các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư của tỉnh do các nhà đầu tư ở các tỉnh, thành khác đến (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Ưu đãi về vốn tín dụng: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, chí nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên địa bàn ưu tiên vốn cho các dự án đầu tư vào các danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích; cho vay vốn trung, dài hạn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án đầu tư công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Riêng

Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm: Ưu tiên cho vay tín chấp đối với các dự án làm ăn hiệu quả của doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các dự án Đầu tư phát triển chợ.

- Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật: Đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư phát triển chợ tại các huyện, thị xã thì các đơn vị chuyên ngành tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình về cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đến các doanh nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề: Thực hiện hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các chủ đầu tư thuộc dự án mới được thành lập thuộc lĩnh vực danh mục, địa bàn ưu tiên của tỉnh, nhằm thu hút nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật qua đào tạo.

- Chính sách đất đai: Tiếp tục ban hành các chính sách mới về đất đai nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất quỹ đất trong tỉnh như giá đất, phí bồi thường, tạo điều kiện chỗ ở và việc làm cho người dân bị thu hồi đất…nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai…

Sự phát triển của ngành công nghiệp góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình ĐTH và ngược lại ĐTH sẽ tạo động lực cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Hai quá trình này phải diễn ra cùng lúc, tương tác với nhau thì mới thúc đẩy KT – XH phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng được giữ vững.

* Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ở ĐT, thúc đẩy chuyển dịch CCKT.

Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác tạo sự thông thoáng cho nền kinh tế.

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (dịch vụ du lịch, y tế).

Thực hiện chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, tài chính lớn, hiện đại ở các ĐT Vị Thanh, Ngã Bảy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ được vận hành nhanh chóng.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, sự minh bạch trong lưu thông hàng hóa. Tránh hiện tượng hàng hóa kém chất lượng, độc hại lưu thông trên thị trường; đặc biệt là hiện tượng đầu cơ nhằm thao túng thị trường trong điều kiện kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

1. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả tác động của ĐTH đến chuyển dịch CCKT ở tỉnh Hậu Giang

* Quan điểm

ĐTH và chuyển dịch CCKT là chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh nhằm bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Phát triển ĐTH nhằm tạo lực hút đối với lực lượng lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp, kéo theo là toàn bộ nền kinh tế.

Phát triển công nghiệp, nông nghiệp theo chiều sâu và hiệu quả; tập trung vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị tạo nền tảng thu hút đầu tư công, thương nghiệp nhằm tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng và là cơ sở cho những bước phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn sau năm 2015.

* Cơ sở xây dựng định hướng

- Căn cứ theo định hướng phát triển ĐT của cả nước.

- Căn cứ theo kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Hậu Giang. - Căn cứ theo Quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

* Định hướng nâng cao hiệu quả tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hậu Giang

Để đạt tỷ lệ ĐTH 35% vào năm 2020 (khoảng 370.000 người, tăng khoảng 208.000 người so với năm 2010), đồng thời góp phần phát triển KT – XH, thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh.

Để thúc đẩy cho quá trình ĐTH và chuyển dịch CCKT ở Hậu Giang thì phát triển công nghiệp đóng vai trò quyết định

Khi ĐT và công nghiệp phát triển sẽ tác động lớn đến chuyển dịch CCKT của Hậu Giang. Trong định hướng phát triển KT - XH tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, ngoài ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, Hậu Giang đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch gắn với phát triển ĐT mà mục tiêu là tạo nên sự tương tác, chỗ dựa cho nông nghiệp, nông thôn phát

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)