Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 43)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.2.1. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tính chất của CCKT là tính lịch sử, và nó thay đổi theo từng thời kì lịch sử do các yếu tố cấu thành nên nó không phải bất biến.Đó chính là sự thay đổi về số lượng liên quan tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế, sự thay đổi này không chỉ về vị trí mà nó bao gồm cả lượng và chất trong nội bộ ngành kinh tế. Nói cách khác CCKT vận động theo trình độ phát triển sức sản xuất và nhu cầu của xã hội.

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuệ: Sự thay đổi các yếu tố cấu thành nền kinh tế dẫn đến phá vỡ tính ổn định và cân đối của nó, rồi lại được điều chỉnh để tạo ra tính ổn định và cân đối mới. Thực tiễn cho thấy rằng, việc chuyển dịch CCKT phải dựa trên cơ sở một CCKT hiện có. Nội dung chính của chuyển dịch CCKT là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hay chưa phù hợp để xây dựng CCKT mới, tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH [41, tr.202]. Vậy CCKT luôn luôn thay đổi dựa trên nền tảng cơ cấu cũ không còn phù hợp để hình thành cơ cấu mới phù hợp với xu hướng phát triển trong hiện tại và thông qua cơ cấu hiện tại để định hướng phát triển trong tương lai.

- Chuyển dịch CCKT thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận… Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng.

- Theo tác giả Đặng Văn Phan: Chuyển dịch CCKT: Là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành cả về lượng và về chất trong mối quan hệ tương tác của hệ thống kinh tế. CCKT thường được xem xét theo ngành ( Nông – lâm - ngư, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại). Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược lại. [21, tr.130 - 131].

- Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh

cơ cấu trên ba mặt biểu hiện ( Ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược KT – XH đã được đề ra cho từng thời kì cụ thể. [41, tr.202] Chuyển dịch CCKT phụ thuộc rất lớn vào điều kiện phát triển kinh tế cụ thể để đề ra hướng chuyển dịch phù hợp cho nền kinh tế. Nền kinh tế quốc gia phát triển nhanh hay chậm là do CCKT có hợp lí hay không. Thường thì chuyển dịch CCKT hợp lí là sự chuyển dịch sang một CCKT có khả năng tái sản xuất mở rộng cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lực và phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại. Do vậy chuyển dịch CCKT được xem là động lực phát triển kinh tế, để thúc đẩy kinh tế phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song các quan điểm trên cũng thống nhất được nội dung cơ bản là: Trên cơ sở CCKT đã có, dưới những tác động nhất định ( Khách quan, hoặc chủ quan) làm thay đổi cả về số lượng ( vị trí, tỷ trọng) và chất lượng cơ cấu so với thời kì trước đó.

Như vậy có thể nói chuyển dịch CCKT là: Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về tỷ trọng các ngành, các vùng, các thành phần trong tổng thể nền kinh tế quốc dân do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và do tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành. CCKT không đồng đều, thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với điều kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế.

- Chuyển dịch CCKT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT – XH, nó giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, và mặc khác nó còn làm tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế quốc gia. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có CCKT hợp lí giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

- Việc xác định cơ cấu hợp lí và thúc đẩy chuyển dịch CCKT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong CNH - HĐH đất nước.

1.2.2.2. Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Sự chuyển dịch CCKT diễn ra như một quá trình mang tính khách quan bắt nguồn từ sự phát triển phân công lao động của xã hội, chuyên môn hóa sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ.

- Để chuyển dịch CCKT có hiệu quả cần nắm vững những đặc điểm bản chất, xu hướng của chuyển dịch CCKT. Trong đó cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân, vì mỗi loại cơ cấu nó phản ánh những nét đặc trưng cơ bản của các bộ phận. Song song đó các mối quan hệ giữa các bộ phận cũng được thể hiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.

- Việc chuyển dịch CCKT cần phải đảm bảo một số yếu tố cơ bản như:

+ Tạo được tính ổn định, tạo nên sự cân đối trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu chuyển dịch CCKT.

+ Chuyển dịch CCKT phải theo xu hướng chung, tiến bộ, thích ứng với nhu cầu hội nhập của nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác.

- Nền kinh tế quốc dân dưới góc độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấu khác nhau và chúng có mối quan hệ chi phối lẫn nhau cả về lượng cũng như về chất trong quá trình phát triển.

Chuyển dịch CCKT được chia thành ba mặt biểu hiện: Đó là chuyển dịch CCKT theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

1.2.2.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chuyển dịch CCKT giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT –XH trong thời kì ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Chuyển dịch CCKT tạo nên tính cân đối của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Chuyển dịch CCKT có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nó mang tính chất định hướng cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Bên cạnh chuyển dịch CCKT còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, sức sản xuất

xã hội…CCKT lạc hậu sẽ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và rộng hơn là của cả nền kinh tế trên thị trường nhất là các nước đang bước vào thời kì CHH- HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế như nước ta. Song song đó CCKT không hợp lí sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế,làm chậm tiến trình CHH- HĐH của đất nước. Tóm lại CCKT đóng vai trò quan trọng và được xem như đòn bẩy của nền kinh tế quốc gia.

1.2.3.Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch CCKT chịu tác động của nhiều nhân tố, tuy nhiên về cơ bản có thể chia thành các nhóm nhân tố sau:

1.2.3.1. Tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- ĐTH và chuyển dịch CCKT là hai quá trình có tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. ĐTH là vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của chuyển dịch CCKT. Khi kinh tế phát triển mạnh thì cơ sở vật chất sẽ phát triển thúc đẩy cơ sở ĐT hoàn thiện và hiện đại, thu hút dân cư, kinh tế ĐT phát triển làm cho quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ. Đến lượt mình, khi ĐT phát triển mạnh cũng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT.

- Sự đa dạng và năng động của CCKT phụ thuộc vào sự phát triển của ĐT. ĐT phát triển làm nâng cao chất lượng nguồn lao động, kích thích nhân tố này phát triển làm phá vỡ cơ cấu cũ hình thành CCKT mới phù hợp hơn. Về quy mô ĐT xác định sản lượng, cơ sở sản xuất và cơ cấu ngành công nghiệp. ĐT phát triển hợp lí sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT. Ngược lại, sẽ gây cản trở làm chậm sự chuyển dịch. Thực tế hiện nay ở một số ĐT ở nước ta sự chuyển dịch CCKT không theo kịp nhu cầu ĐTH, dịch vụ không phụ vụ đủ nhu cầu của dân số ĐT tăng.

- Quá trình ĐTH và thực trạng ĐTH thực tiễn trong thời gian qua nhìn chung có tác động rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng. Ngoài ra việc phát triển ĐTH không chỉ thúc đẩy chuyển dịch CCKT , mà còn định hướng cho xu thế phát triển ĐT và làm rõ công nghiệp hóa nông thôn. Đối với khu vực nông thôn: số lao động nông nghiệp nông thôn sẽ được thu hút vào khu vực phi nông nghiệp và dân cư nông thôn chuyển sang khu vực này càng

đông trong tương lai.. Hệ quả là lao động ở nông thôn giảm, lao động ở thành thị tăng, các ngành phi vật chất sẽ tạo ra giá trị sản xuất tăng, làm tăng tỷ trọng cũng như vai trò quả nó trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó các điểm dân cư nông thôn sẽ mang dáng dấp của một “điểm ĐT nhỏ”, đây là tế bào của việc phát triển các ĐT ở các địa phương. Thông qua việc phát triển các ĐT sẽ tạo nên động lực to lớn thúc đẩy chuyển dịch CCKT.

Đối với dân cư nông thôn thuộc các khu vực ĐT mới về căn bản là họ được chuyển thành dân thành thị và chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tức là đưa họ vào các hoạt động công nghiệp nông thôn hay dịch vụ nông thôn. Mặc khác ở nông thôn do dân cư chuyển ra khu vực thành thị và một phần lớn dân cư chuyển đổi nghề nghiệp nên khu vực nông nghiệp thiếu nguồn lao động để sản xuất. Đây là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm ở khu vực nông thôn.

Chuyển dịch CCKT của một quốc gia, một khu vực diễn ra nhanh hơn và vững chắc hơn khi các ĐT được mở rộng, các thành phố vệ tinh được xây dựng, cơ sở hạ tầng được phát triển và chất lượng ĐT nâng lên tương ứng đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế.

Trong khi đó nền kinh tế ở các ĐT lớn tiếp tục phát triển ở đó sẽ tập trung và đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ mạnh hơn nữa. Các ĐT sẽ là nơi diễn ra mạnh mẽ quá trình CNH – HĐH rất sôi động thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. Song song đó các ĐT là trung tâm lan tỏa các ngành, các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao. Kinh tế ĐT từng bước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Sự tăng quy mô và số lượng ĐT, sự gia tăng tỷ trọng dân số ĐT trong tổng số dân số xã hội, làm cho trình độ ĐTH nâng cao một cách tương ứng. Do vậy có thể thấy quá trình ĐTH có ý nghĩa là hình thái biểu hiện và hình thái thực hiện của sự bố cục trên không gian của việc không ngừng đổi mới sự phát triển nền kinh tế quốc dân, cũng là việc phân bổ lại tài nguyên trên không gian song song với sự biến đổi CCKT. Do đó trình độ ĐTH và sự chuyển dịch CCKT có mối quan hệ mật thiết nhau. ĐTH trên mức độ lớn phụ

thuộc vào sự ưu hóa chuyển dịch CCKT và trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việc nâng cao trình độ ĐTH thích ứng với yêu cầu không gian của phát triển nền kinh tế quốc dân, đương nhiên cũng thúc đẩy sự tiến triển của CCKT. Xét về mặt thực tiễn cuộc sống chuyển dịch CCKT có nhiều nhân tố tác động, nhưng ảnh hưởng của ĐTH là có tính cơ bản.

ĐTH với tính cách là một hiện tượng của quá trình kinh tế, một mặt là hình thái hiện thực về sự bố cục trên không gian của việc không ngừng đổi mới nền kinh tế và CCKT; mặc khác sự không ngừng nâng cao trình độ ĐTH lại làm cho cơ cấu KT - XH và cơ cấu các ngành phát sinh nhiều biến đổi to lớn, thúc đẩy sự phân bổ ưu hóa tài nguyên giữa các ngành sản xuất và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân. [ 5, tr.58]

Thực tế chỉ ra rằng tỷ trọng giữa dân số ĐT và sự chuyển dịch CCKT của nền kinh tế quốc dân có mối quan hệ mật thiết nhau. Khi mức độ ĐTH cao thì CCKT của nền kinh tế quốc dân chuyển dịch hợp lí hơn, hiệu quả kinh tế và tổng sản lượng bình quân đầu người ngày càng cao và ngược lại. Nguyên nhân là do khi ĐT phát triển sẽ nâng cao trình độ cũng như mức sống của nguồn lao động từ đó CCKT cũng có những thay đổi tương ứng. Một nguyên nhân quan trọng khác là do mức sống và lối sống của bộ phận lớn dân cư thay đổi kéo theo sự thay đổi về cơ cấu ngành sản xuất cả về cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Sự biến đổi cơ cấu nhu cầu của người dân còn dẫn đến hệ quả khác là cơ cấu đầu tư cũng chuyển dịch từ ngành KV I sang KV II và KV III.

Ở nước ta làn sóng ĐTH cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân, làm thay đổi căn bản cơ cấu sản xuất và quần cư.

ĐTH gắn với CNH – HĐH đã trực tiếp góp phần chuyển dịch CCKT theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu ĐT mới... đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch ngành nghề cho lao động vùng nông thôn…

1.2.3.2. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, cũng như vấn đề thu hút vốn đầu tư. Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tác động tới các chủ thể kinh tế, thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn các chủ thể kinh tế phát huy sự năng động sáng tạo, khai thác các tiềm năng, phát triển sản xuất kinh doanh. Bằng các quy luật thị trường, các nguồn lực sẽ được khai thác, phân bổ tập trung vào các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm có thế mạnh, có lợi thế so sánh, làm chuyển dịch CCKT một cách hiệu quả và bền vững.

Tài nguyên thiên nhiên cho phép thu hẹp hay mở rộng có ngành kinh tế có lợi thế, ngoài vai trò cung cấp nguyên nhiên liệu nó còn có vai trò thu hút nguồn vốn đầu tư

1.2.3.3. Dân số và Nguồn lao động

Độ lớn của dân số và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng đến quá trình tăng

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)