Thực trạng đô thị hóa

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 70)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng đô thị hóa

ĐTH là xu thế khách quan phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, chất lượng ĐTH phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành và tổ chức không gian kinh tế.

Ngay từ khi chia tách tỉnh đến nay quá trình ĐTH diễn ra khá mạnh, tốc độ ĐTH tương đối nhanh 6,5% (so với cả nước 6,4% và vùng ĐBSCL là 4,4%) cho thấy xu hướng

phát triển mạnh ĐT ở Hậu Giang. Tỷ lệ dân số thành thị đứng đầu là TP Vị Thanh (58,9%), tiếp theo là thị xã Ngã Bảy (54,8%), huyện Châu Thành A (25,6%), các huyện khác đều dưới 15%.

Quá trình thành thị hóa nông thôn ngày càng thể hiện rõ nét: phát triển mạng lưới chợ nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH – HĐH, cơ sở vật chất hạ tầng như: điện, giao thông, nước sạch được chú trọng đầu tư, thực hiện xoá đói giảm nghèo... Nhờ vậy bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, dẫn đến CCKT nông thôn cũng thay đổi tương ứng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp đã chuyển một bộ phận dân cư nông thôn ra thành thị, làm dân thành thị tăng. Năm 2005 có 124.723 người sống ở ĐT đến năm 2011 là 181.924 người, dân nông thôn giảm còn là 586.837 người (2011). Cùng đó số lượng ĐT cũng tăng, năm 2011, toàn tỉnh có 01 siêu thị và 65 chợ. Trong đó có 01 chợ nổi trên sông, 06 chợ loại I, 07 chợ loại II, 51 chợ loại III và nhiều chợ tạm.

Nguyên nhân chuyển cư của nông dân là do: nhu cầu tìm việc làm của dân cư nông thôn, một số dân cư nông thôn muốn thay đổi điều kiện sống và làm việc, nhu cầu học tập, nâng cao trình độ… mặc khác do quy hoạch một số nông dân mất đi diện tích sản xuất nên chuyển lên TP để đổi nghề nghiệp.

Hiện nay tỉnh đã và đang triển khai xây dựng 83 khu tái định cư và dân cư tập trung, với tổng diện tích 1.308,59ha, trong đó có 54 khu dân cư do ngân sách nhà nước đầu tư, 29 khu dân cư do các doanh nghiệp đầu tư nhằm phục vụ nhà ở tái định cư và dân cư ĐT, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho người dân.

* ĐTH ở TP Vị Thanh:

TP Vị Thanh có quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ nhất tỉnh. Dân số ĐT không ngừng tăng lên, năm 2009 là 36.546 người, đến năm 2011 tăng lên 43.197 người. Tốc độ ĐTH quá 2 năm đạt 18,2% cao gấp gần 3 lần tốc độ ĐTH của tỉnh. Năm 2011, GDP bình quân đầu người 41 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.952 USD), tăng 57,69% so năm 2009.

Chuyển dịch CCKT cũng diễn ra nhanh chóng, KV I giảm 4,11%, KV II tăng 2,27%, KV III tăng 2,01%. Thực hiện chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động, quy mô ĐT theo hướng CNH - HĐH. Xây dựng TP Vị Thanh thành ĐT trung tâm kinh tế, hành chính của tỉnh có nền công nghiệp và thương mại - dịch vụ phát triển, làm điểm tựa vững chắc cho các địa phương trong tỉnh tăng trưởng và chuyển dịch CCKT bền vững.

Thời gian qua Vị Thanh đã tập trung cho phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ĐT, nhất là đào tạo nguồn nhân lực. Trong phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư, Vị Thanh chú trọng tới quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng công trình và chỉnh trang ĐT. Đến nay, đã có 48 đồ án quy hoạch được phê duyệt, với 2.773,56 ha, đạt trên 70% diện tích đất quy hoạch chung của TP.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 3.800 tỷ đồng, đạt 126,7% kế hoạch, tăng 66,7% so năm 2009.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 1.650 tỷ đồng, đạt 181,32% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so năm 2009. Trong đó khu vực quốc doanh 1.240 tỷ đồng; khu vực ngoài quốc doanh 410 tỷ đồng.

Hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tổng vốn đầu tư 116 tỷ đồng, diện tích gần 30 ha. Huy động được 18.000 tỷ đồng tổng nguồn vốn toàn xã hội để đầu tư chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh, nhà ở và hạ tầng kỹ thuật. Đã có nhiều công trình đưa vào sử dụng, tạo diện mạo mới cho ĐT, như bờ kè và công viên Xà No, đường Tây sông Hậu nối dài, đường Hậu Giang, mở rộng đường nội thị, các khu dân cư, khu tái định cư, khu hành chính của tỉnh, thành phố.

* ĐTH ở thị xã Ngã Bảy:

Dân số ĐT của thị xã đứng thứ II của tỉnh, với 32.109 người và chiếm tỷ lệ 54,4% (2011), tăng 13,1% so với năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,1% (2011), tăng 4,5% so với năm 2009. Năm 2011 đã giải quyết việc làm cho 3.624 lao động, thu nhập bình quân đầu người là 23,93 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 đến 2,5% .

Tập trung huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH, chỉnh trang ĐT, phát triển thương mại - dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới.

Tóm lại: Các vùng ĐT thường có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. Ngược lại vùng nông thôn phát triển mạnh nông nghiệp và ngư nghiệp. Điều này tạo sự khác biệt về phân công lao động và CCKT của hai khu vực này. Về bố trí nghề nghiệp và nhà ở, trong những năm qua tuy địa phương có quan tâm giải quyết nhưng sau khi thực hiện công tác quy hoạch, vấn đề quan tâm đến lao động trong những giai đoạn tiếp sau còn bỏ ngỏ. Một số lao động khi được giới thiệu nghề sau một thời gian họ bỏ nghề do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được quan tâm.

* Những tồn tại quá trình ĐTH ở Hậu Giang:

- Về cơ bản, Hậu Giang vẫn là một tỉnh nông nghiệp, trên 60% dân số nông nghiệp. Các ĐT ra đời và phát triển trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít ĐT của tỉnh phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân cư ĐT, nhất là ở các ĐT vừa và nhỏ.

- Nhìn tổng thể thì mức độ ĐTH ở Hậu Giang vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân do khi chia tách tỉnh, điểm xuất phát về cơ sở kinh tế, dân trí, cơ sở hạ tầng... quá thấp kém; các khu, cụm công nghiệp đã hình thành nhưng đang trong giai đoạn đầu tư, rất ít cơ sở kinh tế đưa vào hoạt động sản xuất, hệ thống siêu thị, chợ trên địa bàn chưa phát triển... vì vậy, mức độ ĐTH ở Hậu Giang còn thấp so với khu vực và cả nước.

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường không đảm bảo làm cho các ĐT của tỉnh tuy mới phát triển nhưng áp lực về dân số lớn.

- Tốc độ phát triển nhanh của các ĐT đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Năng lực quản lý phát triển ĐT chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế.

vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật ĐT lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế nên hệ thống hạ tầng kĩ thuật còn thiếu và yếu.

- So với những năm mới thành lập tỉnh, trình độ quy hoạch và tổ chức không gian ĐT ở tỉnh Hậu Giang có một bước tiến đáng kể cả về quy hoạch chung, quy hoạch các sở ban ngành, quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu phát triển toàn diện và so sánh với trình độ quy hoạch, tổ chức không gian ĐT của các tỉnh thành khác thì công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch ở tỉnh Hậu Giang còn bộc lộ nhiều hạn chế. Quy hoạch chung, quy hoạch hạ tầng khung chưa được quan tâm đúng mức, xu hướng chung vẫn là chú trọng xây dựng, triển khai quy hoạch chi tiết, đáp ứng nhu cầu trước mắt. Hệ quả khó tránh khỏi là tình trạng tuỳ tiện, lộn xộn, chắp vá và chia cắt không gian kiến trúc. Những yếu kém trong phê duyệt, kiểm tra thực hiện các dự án, tình trạng “quy hoạch treo”, gây ra sự lãng phí không nhỏ về đất đai và kéo theo không ít phức tạp về mặt xã hội.

- Quy mô ĐT chủ yếu là ĐT nhỏ, phân bố phân tán; một số ĐT nửa thành thị, nửa nông thôn gây khó khăn cho phát triển ĐT và kinh tế. Sự phân bố như thế làm hạn chế thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến nông thôn hóa ĐT, ĐT không đủ sức phát triển.

- Sự phân bố các khu ĐT không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Mặc dù, những năm gần đây, cùng với sự vươn dài, to rộng của hệ thống đường giao thông, ven các tuyến đường đã hình thành ngày càng nhiều những điểm ĐT mới, những điểm cư dân. Song ở các vùng sâu, vùng xa, số lượng ĐT còn rất ít. Cho đến nay, ĐTH sôi động vẫn chủ yếu diễn ra ở TP Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Tình trạng này làm chậm tốc độ chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động; hạn chế việc phân bổ, phát huy các nguồn lực của từng địa phương, nhất là nguồn lực lao động, phát triển KT – XH nói chung, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân nói riêng..

- Sự bất hợp lý trong phân bố các công trình xây dựng, thiếu sự gắn bó, liên thông giữa các thành tố cấu thành ĐT. Phần lớn các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các điểm dân cư... phân bố theo các trục đường giao thông, tạo nên sự phát triển mất cân đối về không gian xây dựng. Trong cùng một không gian ĐTH, thiếu sự liên kết hài hoà giữa khu vực sản xuất với khu vực dân cư; ngay trong khu vực sản xuất cũng thiếu sự gắn kết cần thiết giữa các khu công nghiệp với các khu thương mại, dịch vụ với các làng nghề, … Khá

phổ biến là tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu khớp nối giữa hạ tầng kinh tế - kỹ thuật với hạ tầng văn hoá-xã hội.

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)