Nhóm giải pháp phát triển ĐT

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 114)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển ĐT

* Quy hoạch phát triển ĐT:

Quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ, thị trấn, thị tứ thúc đẩy cho quá trình ĐTH ở nông thôn. Gắn quy hoạch ĐT với quy hoạch nông thôn, quy hoạch công nghiệp với quy hoạch nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu và thị trường. Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nông thôn nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Đẩy mạnh các chương trình an sinh xã hội, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân, hỗ trợ vốn chuyển đổi nghề và mở rộng sản xuất thực hiện chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp.

Thực hiện quy hoạch xây dựng các ĐT mới theo từng giai đoạn, chú ý đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đặc biệt là vai trò tác động của ĐT đối với chuyển dịch CCKT ở địa phương. Xây dựng các ĐT nhỏ ở vùng thôn để từ đó kích thích chuyển dịch CCKT và phát triển ĐTH giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

Kết hợp quy hoạch ĐT và quy hoạch các ngành giao thông vận tải, viễn thông, quy hoạch phát triển tổng thể KT – XH, để tính đến khả năng hợp lí và phát huy cao hơn vai trò của ĐT trong phát triển kinh tế.

Phát triển ĐT với quy mô hợp lí nhằm mang lại hiệu quả KT - XH cao nhất và phù hợp với trình độ quản lý của bộ máy quản lý ĐT hiện hành. Cần xem xét quy mô ĐT trên 3 góc độ: quy mô dân số, quy mô đất đai, quy mô phát triển kinh tế.

Cần phải gắn kết hài hòa giữa phát triển ĐT với phát triển kinh tế vùng. Mỗi ĐT phải là hạt nhân, động lực cho sự phát triển toàn vùng. Do đó, các vấn đề như quy hoạch, bố trí lực lượng sản xuất, cung cấp dịch vụ hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, và xử lý môi trường phải được tích hợp và gắn kết chặt chẽ.

ĐTH là quá trình tất yếu của xã hội. Khi ĐTH phát triển sẽ thu hút một nguồn lao động lớn từ nông thôn. Do đó, cần đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, đa dạng hóa các ngành nghề, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để đáp ứng nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động này.

* Giám sát việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH ở các huyện, thị

để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện “chương trình xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ, tạo nền tảng vững chắc cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các ĐT.

Ngoài nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng được Trung ương hỗ trợ, cần tăng cường công tác vận động các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng.

Mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nội ô ĐT, các tuyến đường tỉnh lộ thúc đẩy hoạt động giao thương, gắn sản xuất với thị trường.

Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới điện, cấp thoát nước, mạng lưới thông tin ở các ĐT tránh sự chồng chéo trong xây dựng, tạo nền tảng để thu hút đầu tư phát triển KT – XH ở địa phương.

* Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở ĐT

Kêu gọi sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc đầu tư xây dựng các khu nhà ở thương mại, nhà ở xã hội ở các ĐT. Chú ý bố trí nhà ở ĐT phải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, công việc của người dân.

Việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị, đồng thời phải căn cứ nhu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện KT – XH của tỉnh, tình hình đặc điểm của từng địa phương. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng đúng quy định, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, quản lý sử dụng có hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Các dự án nhà ở xã hội được phát triển hài hòa với các dự án nhà ở thương mại, khu ĐT mới nhằm bảo đảm cho người có thu nhập thấp được hưởng các lợi ích từ phúc lợi công cộng và hạ tầng xã hội của khu vực ĐT.

* Thực hiện các chính sách quản lí và phát triển ĐT:

Để các ĐT nhanh chóng phát triển trở thành các ĐT hiện đại, là trung tâm KT – XH của địa phương cũng như trong vùng. Hậu Giang cần thực hiện đồng bộ nhóm chính sách sau:

- Chính sách phát triển dân cư ĐT hợp lí: Dân cư là hạt nhân của ĐT do đó việc tăng hay giảm một bộ phận dân cư cũng đều tác động đến KT – XH của ĐT. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với những người có trình độ nhằm nâng cao chất lượng lao động tại các ĐT. Phát triển dân cư ĐT hợp lí ở từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện phát triển KT – XH của từng địa phương. Bên cạnh đó, từng bước nâng cao nhận thức về nếp sống văn hóa của dân cư ĐT; Tạo sự đồng thuận cao của từng đơn vị và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện việc sắp xếp, chỉnh trang ĐT, nhất là văn hóa sinh hoạt, mua bán kinh doanh… nhằm tạo lập diện mạo mới cho ĐT, để lại ấn tượng tốt đẹp cho du lịch và thu hút đầu tư.

- Chính sách đào tạo, hỗ trợ việc làm cho người lao động: Việc làm là nhu cầu bức thiết tại các ĐT. Để nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm cần tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường lao động, việc làm. Thường xuyên tổ chức “Hội chợ việc làm” tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp với khả năng, sở thích và thu nhập hợp lí; đồng thời, các doanh nghiệp cũng tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu công việc mà doanh nghiệp cần.

- Chính sách bảo vệ và phát triển môi trường ĐT: bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường: xử lý ô nhiễm, suy thoái, bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư toàn diện cho các cơ quan quản lý môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Đây được xem là biện pháp lâu dài, để công tác bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ của mọi người, được mọi người quan tâm.

- Chính sách quản lí các công trình xây dựng, nhà ở ĐT: Phải giám sát quá trình thực hiện các công trình xây dựng, nhà ở của các chủ đầu tư. Tránh tình trạng giao đất trên giấy cho các chủ đầu tư kém năng lực thực hiện dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, gây lãng phí cho xã hội. Thường xuyên kiểm tra việc xây dựng nhà ở tại ĐT tránh tình trạng lấn chiếm lộ giới, hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch nhà ở phù hợp với không gian ĐT, bố trí các khu dân cư gần với trung tâm ĐT, khu công nghiệp để tạo thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân. Thực hiện chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chú trọng chương trình nhà ở xã hội, phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp ở các ĐT.

- Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng: Hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là một nội dung của quản lý đất đai, là cơ sở để giảm chi phí cho các dự án nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Tiến độ giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án, nếu giải phóng mặt bằng chậm có thể gây thiệt hại lớn về tài chính cho dự án, lãng phí cho xã hội.

- Chính sách phát triển giao thông ĐT: Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến luật giao thông đường bộ trong nhân dân. - Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường nội đô và hệ thống bãi đỗ xe trong các ĐT của tỉnh, như tại các công sở, siêu thị, trung tâm thương mại… Tổ chức tốt công tác phân luồng, phân tuyến, khai thác có hiệu quả cao nhất những CSHT hiện có, nhanh chóng tiếp cận tin học hiện đại trong quản lý giao thông...

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)