Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 51)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986, nước ta bước vào công cuộc đổi mới KT – XH, đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Từ đó đến nay CCKT đã có những thay đổi theo hướng tích cực, từng bước khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao qua các thời kỳ và qua các năm. Do đó CCKT có vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành một trong những giải pháp hàng đầu để thực hiện thành công CNH – HĐH ở nước ta.

Kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay nước ta có những thay đổi cơ bản về phát triển và chuyển dịch CCKT. Có thể nêu các xu hướng chính sau:

Xu hướng phát triển kinh tế dựa trên cơ sở nông nghiệp là chính sang sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường.

Xu hướng chuyển dịch CCKT từ tự cung tự cấp khép kín sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, thu hút vốn đầu tư, hội nhập nền kinh tế thế giới.

Xu hướng chuyển dịch theo ngành, giảm tỷ trọng các ngành KV I, tăng tỷ trọng các ngành KV II đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Giai đoạn sau của chuyển dịch CCKT theo ngành là chuyển từ KV I và KV II sang KV III. Chuyển dịch theo thành phần từ một thành phần kinh tế nhà nước sang nền sản xuất nhiều thành phần.

Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ các ngành: Nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong công nghiệp tăng tỷ trọng các ngành trọng điểm vật liệu xây dựng, năng lượng, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu….Trong dịch vụ đẩy mạnh phát triển các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch…

Xu hướng chuyển dịch CCKT theo lãnh thổ cả nước hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm, nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm dịch vụ và công nghiệp quy mô lớn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung của chương này đề cập đến những vấn đề ĐT và ĐTH, CCKT và chuyển dịch CCKT.

- ĐTH là sự mở rộng ĐT, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân ĐT hay diện tích ĐT trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.

- CCKT là biểu hiện mối quan hệ về tỷ trọng giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể hoặc là tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược lại.

- Chuyển dịch CCKT trên cơ sở một cơ cấu đã có, dưới tác động nhất định (khách quan hoặc chủ quan) làm thay đổi cả số lượng ( vị trí, tỷ trọng) và chất lượng cơ cấu so với thời kì trước đó.

- Quá trình ĐTH ở nước ta: Hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của lịch sử KT – XH. Tốc độ phát triển ĐTH còn chậm, không điều giữa các giai đoạn và các vùng miền.

Xu hướng chuyển dịch CCKT ở nước ta:

- Chuyển dịch CCKT theo ngành: Tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp

- Chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước còn cao, kinh tế tư nhân còn quá nhỏ bé, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng đáng kể, Tỷ trọng của khu vực kinh tế cá thể cao phản ánh phương thức kinh doanh nhỏ lẻ, phân tán còn khá phổ biến trong nền kinh tế. Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng đáng kể trong những năm vừa qua.

- Chuyển dịch CCKT theo lãnh thổ: Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường.

Tác động của ĐTH đến chuyển dịch CCKT:

ĐTH thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH – HĐH nhanh chóng hơn. ĐTH làm thay đổi phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các ngành nghề, nhất là vùng nông thôn. Ngược lại phát triển kinh tế làm cho quy mô ĐT mở rộng, nâng cao vai trò của ĐT trong quá trình phát triển kinh tế.

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Ở TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)