6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên
Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở tỉnh thuận lợi cho quá trình ĐTH của tỉnh. Về quỹ đất chuyên dùng còn khá nhiều tạo điều kiện cho việc quy hoạch và xây dựng ĐT, bố trí dân cư, mặt bằng xây dựng và không gian kiến trúc ĐT hoàn chỉnh, hợp lí. Điều kiện tự nhiên cuả tỉnh còn cho phép phát triển kinh tế đa ngành, chuyển dịch CCKT theo những thế mạnh đặc trưng của tỉnh.
* Có vị trí địa lí thuận lợi, cùng với nhiều hệ thống giao thông huyết mạch chạy qua tỉnh như: đường Nam Sông Hậu, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, cầu Cái Tư, tuyến lộ Bốn Tổng - Một Ngàn, tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ... là các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh Hậu Giang, nối liền các huyện trong tỉnh và
giao thương với bên ngoài. Dọc theo các tuyến lộ đã hình thành các thị xã và các thị trấn huyện lị. Mạng lưới ĐT này phân bố chủ yếu theo các tuyến giao thông chính với không gian phân bố tương đối hợp lí. Tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp kéo dài từ Đông Bắc xuống phía Nam, kênh Xáng Xà No kéo dài từ Tây Bắc xuống tận phía Tây Nam, thuận lợi để phát triển các ĐT lớn theo dọc các tuyến.
* Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc phân bố dân cư và mạng lưới ĐT, thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn từ đó đẩy mạnh cơ gới hóa nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, gia tăng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
Địa hình ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều tưới tiêu vào các tháng mùa khô, thuận lợi phát triển ngành ngư nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố dân cư và các cơ sở kinh tế.
* Khí hậutương đối thuận lợi cho tổ chức sản xuất và đời sống.
Hậu Giang nằm trong vùng nội chí tuyến lượng bức xạ dồi dào. Tổng lượng bức xạ 150 kcalo/cm2/năm, cán cân bức xạ 90 kcalo/cm2/năm, tạo điều kiện thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản nông sản, phát triển các giống cây, con chịu nhiệt. Bên cạnh còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công các công trình của tỉnh.
Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1400 - 1600 mm/năm. Ẩm độ tương đối cao, trung bình khoảng 80%, thay đổi theo mùa.
* Thủy văn: Hậu Giang có hệ thống sông ngòi chằn chịt, do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa. Với điều kiện thủy văn thuận lợi, cho phép Hậu Giang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành ngư nghiệp. Tạo điều kiện phát triển giao thông, giao lưu kinh tế với các vùng khác trong và ngoài tỉnh. Thông qua trao đổi, các ĐT dọc các tuyến sông có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển.
* Đất đai: Đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn nhất 60.429 ha (37,75% diện tích đất tự nhiên), phân bố dọc theo sông Hậu, tập trung ở các huyện Phụng hiệp, Châu Thành
và Châu Thành A. Đất phèn là nhóm đất có quy mô lớn thứ 2 sau đất phù sa ngọt, chiếm diện tích khoảng 58 nghìn ha (36,27% diện tích đất tự nhiên), đất mặn chỉ có diện tích 6,2 nghìn ha (3,9% diện tích đất tự nhiên). Tuy có những khó khăn nhất định, nhưng diện tích đất mặn cho phép phát triển thủy sản có giá trị kinh tế như: tôm, cá nước mặn…
Các loại đất tương đối đa dạng thuận lợi phát triển đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt. Riêng diện tích đất phèn ngoài những khó khăn nhất định cũng có những thuận lợi cơ bản: tạo điều kiện để phát triển cây khóm, mía và trồng rừng.
* Khoáng sản: Tuy không giàu có, nhưng cũng tạo những điều kiện nhất định cho các ngành công nghiệp phát triển và tạo vật liệu cho ngành xây dựng.
Cát: chủ yếu là khai thác cát sử dụng cho việc san lấp đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng của tỉnh, nhưng trữ lượng ít và không ổn định, chất lượng kém, đoạn sông Hậu dài khoảng 8 km có thể khai thác cát, với tổng trữ lượng 2,5 – 3,0 triệu m3, sản lượng khai thác hiện nay 100.000 m3/năm.
Các loại khoáng sản khác chưa được phát hiện. Thời gian qua, việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản của tỉnh không đáng kể, ngành khai khoáng cũng chưa phát triển. Tuy nhiên đây là nguồn lực quan trọng để Hậu Giang phát triển nền công nghiệp.
* Tài nguyên sinh vật: tài nguyên rừng trên địa bàn Hậu Giang hầu hết là rừng tràm, phân bố tập trung ở khu vực trũng phèn và ngập nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng phía Tây của huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, và TP Vị Thanh. Hiện một số nơi trong tỉnh người dân đẩy mạnh trồng rừng, nhiều nhất là rừng tràm trên đất phèn. Tài nguyên rừng tạo nguyên liệu quan trọng trong xây dựng cơ bản: nhà ở, phát triển ĐT,…nguyên liệu cho nhà máy giấy, chế biến gỗ, củi …
Động vật: động vật rất phong phú và đa dạng, hiện đã điều tra được khoảng 71 loại động vật trên cạn, 135 loài chim, ngoài ra còn có các loài cá, tôm nước ngọt rất phong phú với 173 loài cá, 14 loài tôm.
Nhìn chung tài nguyên sinh vật của Hậu Giang khá phong phú, đây là nguồn gen quý giá tạo điều kiện trong nghiên cứu những giống cây mới.
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên Hậu Giang đã tạo những tiền đề cơ bản thuận lợi cho quá trình ĐTH và chuyển dịch CCKT của tỉnh.