6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, cho nên đặc điểm tự nhiên của tỉnh cũng mang tích chất chung của của vùng. Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng ĐBSCL, chung quanh là các khối nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc.
Địa hình Hậu Giang khá bằng phẳng, độ dốc <30 và độ cao trung bình phổ biến từ 0,2m -1,0 m so với mực nước biển, chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Khí hậu Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia thành hai mùa rõ rệt. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1400 - 1600 mm/năm.
Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km2. Các sông lớn như: Sông Hậu, Cái Lớn, Xà No, Quản Lộ- Phụng Hiệp, Lái Hiếu và một số kênh nhỏ khác như: kênh Hậu Giang 1, 2, 3, Nàng Mau…nên nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Với đặc trưng là đất phù sa do sông ngòi bồi đắp, có các nhóm đất chính là đất phù sa nước ngọt và đất phù sa nhiễm phèn, ngoài ra còn phần nhỏ diện tích đất nhiễm mặn. Các loại đất phần lớn chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự nhiên cao.
Tài nguyên sinh vật khá phong phú, với thành phần động, thực vật khá phong phú. Tuy nhiên do dân số tăng lên không ngừng nên tài nguyên sinh vật tự nhiên ở tỉnh Hậu Giang không ngừng giảm sút.
Do đặc điểm địa chất của Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản tương đối hạn chế. Các loại khoáng sản gồm có: cát, đất sét, nước khoáng, than bùn. Tuy nhiên trữ lượng thấp, chưa được đầu tư đánh giá và khai thác.