6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Khái quát chung về lịch sử đô thị hóa
Quá trình ĐTH ở Hậu Giang gắn liền với sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kì lịch sử làm cho quy mô và số lượng ĐT thay đổi theo thời gian.
Trong thời kì phong kiến và Pháp thuộc: Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay mới có những điểm quần cư ĐT đầu tiên, tuy quy mô nhỏ bé nhưng từ đó đặt nền móng cho những ĐT của tỉnh sau này.
Sau Cách mạng tháng tám: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã thành lập Tỉnh Chương Thiện và 5 quận, tuy số lượng các ĐT của quận huyện tăng nhưng dân số ĐT còn rất ít. ĐT giai đoạn này gắn liền với mục tiêu chính trị là chủ yếu. Việc thành lập tỉnh Chương Thiện trong giai đoạn này đánh dấu cho sự bắt đầu phát triển ĐT trên địa bàn tỉnh. Tuy diễn ra trên phạm vi hẹp và khả năng ảnh hưởng với các khu vực khác còn nhiều hạn chế.
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, đơn vị hành chính cũ bị hủy bỏ. Đến năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập tỉnh Hậu Giang bao gồm TP Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 12 huyện. ĐTH trong giai đoạn này còn rất chậm, một phần do tỉnh có diện tích lớn, đầu tư còn ít và dàn trãi, mặt khác do quy mô dân số ít, kinh tế phát triển chậm. Tuy nhiên so với các thời kì trước đó, ĐT của Hậu Giang có bước phát triển nhanh hơn cả về số lượng và quy mô.
Đến năm 1991, ĐT phát triển nhanh hơn do Hậu Giang được tách thành 2 tỉnh riêng biệt: Cần Thơ và Sóc Trăng. Tỉnh Hậu Giang hiện nay thuộc về tỉnh Cần Thơ. Tuy
nhiên do cơ sở vật chất vẫn còn yếu và mới tách tỉnh nên những định hướng phát triển ĐT và kinh tế bị gián đoạn, vấn đề thu vốn đầu tư còn ít và dân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp, mức sống thấp nên ĐTH chưa đáng kể.
Đến năm 2004, tỉnh Cần Thơ được tách thành 2 đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Trong đó Hậu Giang bao gồm thị xã Vị Thanh và 5 đơn vị hành chính. Việc chia tách đã đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của các ĐT ở Hậu Giang. Điển hình là thị xã Ngã Bảy, nếu như năm 2004 dân số chỉ có 45.320 người, đến năm 2011 tăng lên 59.039 người.
Năm 2005, thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp được thành lập và cũng trong năm này Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 98/2005/NĐ-CP về việc mở rộng và nâng cấp thị trấn Phụng Hiệp thành thị xã Tân Hiệp, trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Đến năm 2006 thị xã Tân Hiệp được đổi tên thị xã Ngã Bảy với diện tích tự nhiên 7.894,93 ha và 51.024 nhân khẩu, được công nhận là ĐT loại IV.
Năm 2009, Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập thị xã Vị Thanh với diện tích là 11.867,74 ha. Đến năm 2010 thị xã Vị Thanh được nâng lên thành TP loại III, với diện tích 12.000 ha và dân số 73,277người.
Tính từ năm 2004 đến nay, Hậu Giang đã nâng cấp và xây dựng mới 11 ĐT lớn nhỏ, nâng tổng số ĐT, trên địa bàn lên 65. Cùng với sự phát triển ngành công nghiệp, một số ĐT mới tuy quy mô còn nhỏ nhưng dân số tăng lên nhanh chóng, hứa hẹn trong tương lai sẽ trở thành ĐT lớn của tỉnh.
Với việc thị xã Vị Thanh được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh đã thúc đẩy quá trình ĐTH ở Hậu Giang được tăng nhanh, kéo theo phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT nhanh và mạnh hơn nữa trong thời gian tới.