Các chỉ tiêu xác định đô thị hóa

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 31)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.1.3. Các chỉ tiêu xác định đô thị hóa

Khi nghiên cứu vấn đề ĐTH, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều chỉ tiêu để xác định quy mô dân cư ĐT. Các chỉ tiêu chủ yếu có thể chia thành các nội dung sau:

* Nhóm chỉ tiêu KT - XH: Bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tổng ngân sách trên địa bàn; mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm ( %); tỷ lệ GDP phi nông nghiệp trên tổng GDP; thu nhập bình quân đầu người GDP/người/năm; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%).

* Nhóm chỉ tiêu cơ sở hạ tầng: Bao gồm: Nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng, công viên cây xanh, y tế, giáo dục, giao thông, điện nước…

* Chỉ tiêu về dân số:

Chỉ tiêu về dân số có ba chỉ tiêu thường được sử dụng nhất là: Tỷ lệ dân thành thị, mức độ tập trung dân số và gia tăng dân số ĐT.

- Tỷ lệ dân thành thị:

Là chỉ tiêu đơn giản nhất phản ánh mức độ ĐTH,

Tỷ lệ dân thành thị so với tổng dân số hay còn gọi là tỷ lệ ĐTH: Được tính bằng tỷ lệ giữa dân số thành thị trên tổng dân số ( đơn vị %).

Tỷ lệ dân thành thị so với dân số nông thôn: Được tính bằng tỷ lệ giữa dân số thành thị trên dân số nông thôn.

Tỷ lệ dân thành thị phản ánh quy mô và quy mô dân số của ĐT so với tổng dân cư của khu vực hay so với cả nước, phản ánh mức độ tựu nghiệp và cơ cấu tựu nghiệp của các ngành sản xuất phi nông nghiệp. Cái trước tiên là dân số thường trú của ĐT phản ánh mức độ ĐTH; cái sau là sự bố trí tựu nghiệp ở các ngành sản xuất khác nhau, là bức tranh phản chiếu cơ cấu ngành sản xuất do đó phản ánh chất

lượng của ĐTH. ĐT vừa là tải thể hoạt động của con người vừa là không gian sinh hoạt cư trú. Mức độ phát triển của ĐTH có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động của dân số của ĐT. [5, tr.47]

Chỉ tiêu tỷ lệ dân thành thị phản ánh mức độ biến đổi đời sống của nhân dân từ dân cư nông thôn thành dân cư ĐT. Hay nói cách khác là sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên. Song song đó nó còn phản ánh chất lượng cuộc sống của dân cư, mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

- Mức độ tập trung ĐT:

Quá trình tập trung ĐT còn gọi là tích tụ ĐT hay tập trung hóa dân cư ĐT. Chỉ tiêu này giúp xác định mức độ phân bố dân cư ĐT dày đặc hay thưa thớt. Thường được tính bằng quy mô dân số ĐT và diện tích đất ĐT. `

- Gia tăng dân số ĐT:

Gia tăng dân số ĐT thực chất là mức độ tăng dân số về gia tăng cơ giới và gia tăng tự nhiên của dân số ĐT. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ ĐTH của một ĐT đồng thời phản ánh nhịp độ phát triển dân số ĐT. Để dự báo sự phát triển dân số ĐT cần dựa vào các mô hình tính toán như sau:

+ Gia tăng dân số tự nhiên:

Là tỷ suất tăng tự nhiên dân số trung bình hàng năm, thông qua đó người ta có thể dự báo dân số của ĐT trong thời gian sắp tới.

+ Gia tăng dân số cơ giới:

Tính toán gia tăng dân số cơ giới của ĐT chủ yếu dựa vào các thống kê và dự báo về sự phát triển các cơ sở KT - XH của ĐT. Thường thì người ta sử dụng phương pháp cân đối lao động và tỷ lệ nhân khẩu lệ thuộc.[3, tr.67]

+ Dự báo dân số tổng hợp:

Để dự báo dân số người ta lấy hiệu số giữa dân số nội thành ĐT, dân số vùng lân cận sáp nhập vào ĐT, tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ suất gia tăng cơ giới và tỷ lệ dân số tạm trú trong tổng số dân [3, tr.68].

Thông thường mức độ gia tăng tự nhiên không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của TP thường thấp hơn nông thôn. Dân số

ĐT gia tăng chủ yếu do gia tăng cơ giới, dân cư di chuyển từ nông thôn và vùng phụ cận vào TP.

Tóm lại chỉ tiêu về dân số là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình ĐTH, dân số ĐT tăng nhanh biểu hiện quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ và ngược lại.

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)