Quan điểm

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 107)

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Quan điểm

ĐTH và chuyển dịch CCKT là chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh nhằm bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo; việc làm; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hóa; tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thông qua phát huy vai trò của khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập bình quân của khu vực và cả nước, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).

Tập trung đầu tư phát triển toàn diện và hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng KT – XH quan trọng trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, huy động tối đa nội lực và thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát triển nhanh khoa học và công nghệ,

nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân và mở rộng xuất khẩu.

Thực hiện chiến lược con người thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; bảo đảm tính đồng bộ, cân đối, hiệu quả của tăng trưởng và tính bền vững của phát triển; trong đó chú trọng tích cực cải thiện đời sống dân cư khu vực nông nghiệp và nông thôn, khu vực dân tộc ít người; hạn chế phân hóa giữa khu vực phi nông nghiệp - nông nghiệp và đô thị - nông thôn; tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Phát triển ĐTH nhằm tạo lực hút đối với lực lượng lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp, kéo theo là toàn bộ nền kinh tế.

Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển công nghiệp, nông nghiệp theo chiều sâu và hiệu quả; tập trung vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị tạo nền tảng thu hút đầu tư công, thương nghiệp nhằm tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng và là cơ sở cho những bước phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn sau năm 2015.

Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển công, thương nghiệp; tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển toàn diện kinh tế, đặc biệt là trong lãnh vực công, thương nghiệp.

Tập trung đầu tư vào các tiểu vùng và lĩnh vực đầu tàu để phát triển nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo tránh phân hóa quá sâu.

Một phần của tài liệu tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh hậu giang (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)