8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.6.5. Giáo án bài “Hiđrosunfua”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Về kiến thức:
Học sinh biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của hiđrosunfua. - Tính axit yếu của axit sunfuhiđric.
- Tính chất của các muối sunfua.
Học sinh hiểu:
Cấu tạo phân tử, tính khử mạnh của H2S.
Về kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S. - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S.
- Phân biệt H2S với khí khác đã biết như khí oxi, hiđro, clo…
- Giải được bài tập: tính % thể tích hoặc khối lượng khí H2S trong hỗn hợp phản ứng hoặc sản phẩm; bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
Về thái độ:
Rèn luyện cho HS:
- Đức tính cẩn thận, chính xác, say mê khoa học.
- Ý thức bảo vệ môi trường, biết cách sử dụng hóa chất sao cho có lợi cho con người và không gây hại cho môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: máy tính, máy chiếu, ebook.
- HS: nghiên cứu trước bài học trong sách giáo khoa, đọc phần tóm tắt chương Oxi (phần H2S) trong ebook..
95
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ. 3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của H2S.
- Lưu ý về tính độc hại của H2S, có ở khí ga, xác động vật, nước thải nhà máy.
- Trạng thái, mùi đặc trưng. - Tỉ khối so với không khí. - Tính tan trong nước.
H2S là chất gây độc hại cho con người.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về tính axit của H2S.
- Tên gọi axit.
- So sánh độ mạnh axit với axit cacbonic.
- Là axit mấy nấc? Có thể tạo ra những muối nào?
H2S viết được phương trình phản ứng tạo nên muối trung hoà và muối axit.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính khử mạnh của H2S.
- GV mở phần “tư liệu trong ebook”cho HS quan sát thí nghiệm điều chế và đốt H2S trong trường hợp H2S và O2 thiếu, hướng dẫn HS quan sát, rút ra kết luận.
I. Cấu tạo phân tử
- Tương tự phân tử H2O. S H H
* * **
Phân tử H2S có 2 kiên kết cộng hóa trị phân cực. Trong phân tử H2S, S có số oxi hóa -2.
II. Tính chất vật lí
- Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng. - Rất độc và ít tan trong nước.
- Nặng hơn không khí.
III. Tính chất hóa học 1. Tính axit yếu
- Dung dịch axit sunfuhiđric.
- Tính axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic). - Có thể tạo ra hai loại muối:
+ Muối trung hoà: Na2S, CaS, FeS… + Muối axit: NaHS, Ba(HS)2
H2S + NaOH NaHS+ H2O H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O
2. Tính khử mạnh
- Nguyên tố S trong H2S có số oxi hoá thấp nhất (-2) → H2S có tính khử mạnh. -2 0 -2 +4 S S + 2e S S + 6e → →
96 - GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa của S trong H2S, từ đó dự đoán tính chất bổ sung thêm một số phản ứng H2S + nước Clo.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S.
- GV yêu cầu HS thảo luận, hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu về tính chất của muối sunfua.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và đưa ra tính chất của muối sunfua. GV nhấn mạnh phản ứng dùng để nhận biết muối sunfua.
GV cho HS quan sát màu sắc của các muối sunfua trong ebook.
-2 0 -2 0 2 2 2 -2 0 -2 +4 2 2 2 2 2H S + O 2H O + 2S 2H S + 3O 2H O + 2 S O → → H2S+4Cl2+4H2O→H2SO4 + 8HCl
IV. Trạng thái tự nhiên, điều chế:
- H2S có ở khí ga, xác động vật, thực vật, nước thải nhà máy.
- Điếu chế:
FeS+ 2HCl→FeCl+ H2S ↑
Xử lí chất thải H2S bằng nước vôi.
V. Tính chất của muối sunfua:
- Muối của KL nhóm IA, IIA (trừ Be) tan trong nước, tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành H2S.
Na2S + 2HCl → FeCl2 + H2S
- Muối sunfua của một số KL nặng như PbS, CuS,.. không tan trong nước, không tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng.
- Muối sunfua của những KL còn lại không tan trong nước, nhưng tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.
ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S ↑
- Một số muối có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S, PbS… màu đen.
IV. CỦNG CỐ
GV mở ebook chương “Nhóm Oxi”, cho học sinh làm các bài tập bài 45 trong phần bài
tập tự luận của ebook, câu 36, câu 61, 62 trong phần bài tập trắc nghiệm để học sinh củng cố các kiến thức vừa học.
V. DẶN DÒ
Bài tập về nhà: câu 24 đến câu 30 trong phần bài tập trắc nghiệm của ebook và xem thêm các dạng bài tập trong chương “Nhóm Oxi”.
97
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã trình bày toàn bộ quy trình, cách thức để tạo được “Ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao”.
- Đầu tiên là tổng quan về chương “Phản ứng hóa học”, chương “Nhóm Halogen”, chương “Nhóm Oxi” để có một cái nhìn khái quát về mục tiêu, nội dung, và một số điểm lưu ý của chương.
- Thứ hai là trình bày mục đích và những nguyên tắc khi thiết kế ebook: về cấu trúc, nội dung, hình thức và tính năng sử dụng.
- Thứ ba là xây dựng quy trình thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao.
Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng sử dụng và công cụ thiết kế ebook Bước 2: Xây dựng nội dung ebook
Bước 3: Thiết kế ebook Bước 4: Chạy thử sản phẩm Bước 5: Hoàn thiện ebook
- Thứ tư, chúng tôi đã thiết kế ebook với nội dung gồm:
+ Giao diện chính ebook, khi người dùng đăng nhập vào sẽ hiện tên người dùng và lời chào của tác giả.
+ Phần Nội dung gồm các thẻ “Chương Phản ứng hóa học”, “Chương Nhóm Halogen”, “Chương Nhóm Oxi”, mỗi thẻ có 4 nội dung nhỏ là tóm tắt lý thuyết, các dạng bài tập, bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm.
+ Phần “Đề kiểm tra tham khảo” gồm các đề kiểm tra để HS tham khảo.
+ Phần “Tư liệu” gồm các hình ảnh và phim liên quan đến các bài học trong chương. + Phần “Công cụ” gồm Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cân bằng phương trình hóa học.
- Thứ năm, tác giả đã nêu ra hướng dẫn sử dụng ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao và cùng một số lưu ý khi sử dụng.
98
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM