Giới thiệu tổng quan về ebook

Một phần của tài liệu thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao (Trang 67)

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.4.1. Giới thiệu tổng quan về ebook

66

Hình 2.8. Cấu trúc của ebook hỗ trợ học sinh giải BTHH 10 NC

2.4.1.2. Nội dung của ebook

Ebook được thiết kế gồm: • Giao diện chính:

Hình 2.9. Giao diện chính của ebook

(tên người đăng nhập hiện ở góc phải phía trên giao diện chính)

- Trong giao diện chính, gồm hai phần là “Giới thiệu” và “Liên hệ” + Phần “Giới thiệu”: gồm lời mở đầu về ebook.

67

Hình 2.10. Phần “Giới thiệu”

+ Phần “Liên hệ”: gồm những thông tin về tác giả mà người dùng có thể liên

lạc.

Hình 2.11. Phần “Liên hệ”

- Ở phía trên giao diện gồm thanh tiêu đề chứa tên ebook, tên người dùng đăng nhập vào.

Hình 2.12. Thanh tiêu đề

- Ở bên trái là bảng mục lục gồm các thẻ liên kết như: “Trang chủ”, “Phản ứng hóa học”, “Nhóm Halogen”, “Nhóm Oxi”, “Đề kiểm tra tham khảo”, “Tư liệu”, “Công cụ”.

68

Hình 2.13. Bảng mục lục trên giao diện ebook

Thanh tiêu đềbảng mục lục sẽ được thiết kế luôn ở vị trí cố định của màn hình, không bị mất đi khi người dùng cuộn trang trong lúc sử dụng.

- Ở giữa : hiển thị nội dung được chọn từ bảng mục lục.

Hình 2.14. Phần nội dung được đổ dữ liệu khi chọn thẻ từ mục lục

- Ở góc phải dưới là phần cài đặt gồm tùy chọn ẩn/hiện bảng mục lục, bật/tắt âm thanh.

69

- Khi người dùng nhấp chuột vào các thẻ liên kết sẽ có âm thanh phát ra, người dùng có thể tùy ý chỉnh âm lượng trong phần cài đặt.

Hình 2.15. Bảng "Cài đặt" ở trạng thái ẩn và hiện

- Tiến trình sử dụng của người dùng sẽ được lưu lại, tức trang cuối cùng mà người

dùng đã xem sẽ được hiển thị trong lần sử dụng tiếp theo.

• Thẻ “Phản ứng hóa học”, “Nhóm Halogen”, “Nhóm Oxi” được thiết kế giống nhau về cấu trúc. Tức trong mỗi thẻ gồm 4 thẻ con đó là “ Tóm tắt lý thuyết ”, “ Các dạng bài tập”, “ Bài tập tự luận”, “Bài tập trắc nghiệm”.

Hình 2.16. Các thẻ con trong mỗi thẻ chính

• Thẻ “Tóm tắt lý thuyết ”: có nội dung gồm các kiến thức lý thuyết trọng tâm của từng chương được tóm tắt ngắn gọn để HS dễ dàng ôn lại lý thuyết khi làm bài tập.

70

Hình 2.17. Thẻ “Tóm tắt lý thuyết” của “Nhóm Halogen”

• Thẻ “Các dạng bài tập”: có nội dung gồm các dạng bài tập điển hình và phương pháp giải để HS có thể dễ dàng tham khảo.

Hình 2.18. Thẻ “Các dạng bài tập” của “Nhóm Halogen”

• Thẻ “Bài tập tự luận”: gồm các bài tập tự luận theo từng chương có đáp án chi tiết để học sinh có thể đối chiếu kết quả sau khi làm xong. Trong mỗi bài tập, phần đáp án sẽ được thiết kế giấu đi, khi người dùng nhấp vào khu vực trên mỗi bài tập thì đáp án sẽ xuất hiện ra và có thể đóng lại bằng cách nhấp chuột tương tự.

71

Hình 2.19. Trang bài tập tự luận

Hình 2.20. Hiển thị bài giải khi nhấp chuột vào đề bài

• Thẻ “Bài tập trắc nghiệm”: gồm các câu hỏi trắc nghiệm theo từng chương, có các đáp án A, B, C, D để người dùng có thể trực tiếp tương tác trên ebook. Có thể kiểm tra đáp án sau khi làm xong.

72

Hình 2.21. Thẻ “Bài tập trắc nghiệm”

Nếu người dùng nhấp vào nút “Kiểm tra bài” thì sẽ biết được số câu làm đúng, số câu làm sai.

Hình 2.22. Hiển thị số câu làm đúng và sai

Ngoài ra, với những câu hỏi khó, có phần hướng dẫn giải chi tiết để người dùng dễ dàng tham khảo bằng cách nhấp vào nút “Hướng dẫn”.

73

Hình 2.23. Phần “Hướng dẫn” trong thẻ “Bài tập trắc nghiệm”

• Thẻ “Đề kiểm tra tham khảo”: gồm các đề kiểm tra được soạn và sưu tầm để người dùng sử dụng kiểm tra đánh giá kiến thức của mình.

Hình 2.24. Thư viện đề trong thẻ “Đề kiểm tra tham khảo”

74

Hình 2.25. Đề kiểm tra trong thẻ “Đề kiểm tra tham khảo”

Hình 2.26. Đáp án đề kiểm tra trong thẻ “Đề kiểm tra tham khảo”

• Thẻ “Tư liệu”: gồm các hình về đơn chất hay hợp chất, các phim minh họa cho tính chất hóa học, điều chế về các đơn chất và hợp chất trong mỗi chương.

75

Hình 2.27. Thẻ “Tư liệu”

• Thẻ “Công cụ”:

o Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học: được thiết kế đẹp mắt, với

đầy đủ hình ảnh và thông tin về các nguyên tố.

76

Người dùng có thể tự lọc để tìm kiếm những thông tin cần thiết trong bảng tuần hoàn này. Ví dụ: có thể tìm các nguyên tố s, p, d, f; tìm các nguyên tố theo năm được phát hiện ra, có thể thay đổi nhiệt độ để xem trạng thái tồn tại của các đơn chất của các nguyên tố đó,…

Hình 2.29. Các nguyên tố s được lọc ra trong bảng tuần hoàn

o Cân bằng phương trình hóa học: phần mềm này là một công cụ tự động cân

bằng phương trình hóa học khi người dùng nhập phương trình vào kể cả phương trình phân tử hay ion, giúp người dùng có thể tìm được hệ số cân bằng một cách nhanh chóng khi làm bài tập.

Hình 2.30. Khung nhập phương trình hóa học cần cân bằng

Hình 2.31. Hiển thị kết quả sau khi cân bằng

Một phần của tài liệu thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao (Trang 67)