8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.6.3. Giáo án bài “Oxi”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Về kiến thức:
Học sinh biết:
- Cấu tạo phân tử oxi.
- Tính chất vật lý, ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hoá học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phân hủy hợp chất giàu oxi và không bền.
Về kĩ năng:
Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của oxi và một số phương trình hóa học điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Về thái độ:
Ý thức bảo vệ môi trường sống.
II. CHUẨN BỊ
88
- HS: nghiên cứu trước bài học trong sách giáo khoa, đọc phần tóm tắt chương Oxi (phần oxi) trong ebook.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ. 3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của oxi.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
- Từ cấu hình electron của nguyên tử oxi, suy ra công thức phân tử, công thức cấu tạo của O2.
- Tính chất vật lý của oxi (màu sắc, mùi vị, độ tan trong nước, tỉ khối so với không khí) - Quá trình nào trong tự nhiên sinh ra oxi (phương trình)?
→ GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
- Tính chất hóa học cơ bản của oxi, giải thích.
- Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất. -Các phản ứng của oxi (có thí nghiệm minh họa), viết phương trình, đọc tên sản phẩm.
→ GV cho học sinh xem các phản ứng
minh họa cho tính chất hóa học của oxi trong ebook, nhận xét, bổ sung, kết luận về tính chất hóa học của oxi là tính oxi hóa mạnh.
I. Cấu tạo phân tử
Nguyên tử oxi có 2e độc thân. Hai nguyên tử oxi hình thành liên kết cộng hóa trị không cực.
Công thức phân tử O2 Công thức cấu tạo O=O
II. Tính chất vật lý -Trạng thái tự nhiên
Tính chất vật lý:
Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước.
Trạng thái tự nhiên:
Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp.
as
2 2 6 12 6 2
6CO +6H O→C H O +6O
III. Tính chất hóa học của oxi
Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn, khi tham gia phản ứng nhận thêm 2e => Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động có tính oxi hóa mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo và peoxit), nguyên tố oxi có số oxi hóa là -2.
Oxi + kim loại (trừ Au, Pt…) (HS tự viết phương trình minh họa) Oxi + phi kim (trừ halogen)
(HS tự viết phương trình minh họa) Oxi + hợp chất
89
Hoạt động 3: Nghiên cứu về ứng dụng của oxi.
GV cho HS cả lớp thảo luận ứng dụng của oxi trong sản xuất và đời sống.
→ GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4:Tìm hiểu cách điều chế oxi.
GV yêu cầu học sinh hiểu được :
- Nguyên tắc của quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, phương trình. - Phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp, nguyên liệu, phương trình.
GV cho HS xem các thí nghiệm về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, điều chế oxi bằng cách điện phân nước trong phần “tư liệu” của ebook.
→ GV nhận xét, lưu ý phương trình điều chế.
(HS tự viết phương trình minh họa)
IV.Ứng dụng
Có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật.
Được sử dụng trong sản xuất như thuốc nổ nhiên liệu tên lửa, hàn, cắt kim loại, y khoa, công nghiệp hóa chất, luyện thép…
V. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: phân hủy những hợp chất chứa oxi , kém bền như KMnO4, KClO3, H2O2,… Ví dụ:
2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2 o t MnO →2KCl + 3O2 2H2O2 2 MnO →2H2O + O2 2.Trong công nghiệp
a. Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được khí oxi ở -183o
C. b.Từ nước: điện phân nước có hòa tan chất điện li mạnh như H2SO4, NaOH.
2H2O →2H2 +O2
IV. CỦNG CỐ
GV mở ebook chương “Nhóm Oxi”, cho học sinh làm các bài tập từ câu 1 đến câu 10
trong phần bài tập trắc nghiệm để học sinh củng cố các kiến thức vừa học.
V. DẶN DÒ
Bài tập về nhà: Bài 1 đến bài 5 trong phần bài tập tự luận của ebook.