Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 113)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

3.4. Tiểu kết chương 3

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy bản thân của ngành du lịch đòi hỏi phải phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ cho hoạt động du lịch các định hướng phát triển du lịch của thị xã dựa trên cơ sở khoa học phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, định hướng phát triển du lịch của tỉnh, của vùng của cả nước trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Để ngành du lịch thị xã Ninh Hòa phát triển mạnh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bổ sung, hộ trợ nhau đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và

phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới góp phát triển toàn diện du lịch của thị xã Ninh Hòa.

Một số kiến nghị

Để có thể thực hiện hiệu quả những giải pháp theo những định hướng đưa ra xin có một số kiến nghị:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh và thị xã nên có sự liên kết với các công ty lữ hành trong tỉnh, đặc biệt là các công ty lữ hành của các tỉnh lân cận, triển khai các tuyến điểm du lịch trong tỉnh cũng như trong thị xã nhằm đưa Ninh Hòa trở thành một điểm du lịch trong các tour du lịch đi Nha Trang và Buôn Mê Thuột. Bên cạnh đó có kế hoạch hỗ trợ, truyên truyền, quảng bá cho những sản phẩm du lịch của tỉnh, của thị xã.

- Kiến nghị với UBND thị xã Ninh Hòa

Thị xã đầu tư hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc tại các khu du lịch trọng điểm và các vùng có tiềm năng du lịch lớn của thị xã. Hàng năm sử dụng nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác chuẩn bị đầu tư, làm cơ sở cho việc kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch.

Tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá ở thị xã đã bị hư hại, xuống cấp, các di tích lịch sử văn hoá là đối tượng du lịch nên phải được hướng tới các lợi ích mà du lịch đem lại. Những di tích được xếp hạng nên được khôi phục, bảo vệ, giữ gìn nghiêm ngặt tránh tình trạng khôi phục lại làm mất đi các giá trị lịch sử vốn có của di tích đó. Đồng thời giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm, xâm phạm di tích do không có ai quản lý.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhà nước về quản lí du lịch ở các cơ quan, ban ngành của thị xã và xã có liên quan đến hoạt động du lịch.

Định hướng nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ tái định cư, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, có như thế người dân mới ủng hộ với hoạt động du lịch.

+ Những người dân địa phương trong thị làm du lịch thường thiếu thông tin về những mong muốn và đòi hỏi của du khách. Đa số họ còn ít hiểu biết về hoạt động du lịch, về thị trường và nghiên cứu của khách du lịch. Do vậy cần có sự hỗ trợ tuyên truyền giáo dục của chính quyền địa phương, uỷ ban nhân dân thị xã, phòng văn hoá thị xã…Thị xã cần sớm có qui hoạch và khuyến khích, tạo điều kiện cho con em địa phương tham gia tham gia học các khóa đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan; nhằm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và du lịch hiện nay.

- Đối với Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch thị xã Ninh Hòa

+ Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin lên quan đến các hoạt động du lịch của từng khu du lịch trên địa bàn thị xã để có những biện pháp xử lý hoặc giúp đỡ kịp thời.

+ Phát huy tốt hơn nữa vai trò là chiếc cầu nối giữa các khu du lịch với UBND huyện, với Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Thường xuyên tổ chức làm việc với các ngành liên quan của thị xã, tổ chức gặp mặt các chủ đầu tư để nắm tình hình, bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phát triển du lịch huyện nhà.

+ Phải lập các báo cáo tổng hợp ít nhất hai lần trong năm về tình hình hoạt động, số lượt khách, doanh thu, các sản phẩm nổi bật... của các khu du lịch để trình lên UBND thị xã, Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Bên cạnh, phải xây dựng được chương trình hành động trong từng thời điểm cụ thể để có các sơ kết và định hướng chỉ đạo cho các địa phương thực hiện.

+ Tiếp cận để giải thích và thuyết phục cộng đồng địa phương tạo điều kiện cho công tác đầu tư phát triển du lịch và du lịch sinh thái.

Cần đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở lưu trú, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, chú ý, quan tâm đến bảo vệ môi trường, nâng cao nguồn nhân lực du lịch qua đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch.

- Đối với nhân dân địa phương

Cần có sự phối hợp, ủng hộ các phong trào nhằm đẩy mạnh sự phát triển du lịch. Có thái độ ứng xử thân thiện với du khách, nhằm góp phần tạo nên sự gần gũi, mến khách rất cần thiết cho hoạt động du lịch.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, ngày nay nhà nước ta đã xác định “thống nhất quản lí hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển theo hoạt động du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thuần phong mỹ tục của di tích việt nam” (điều 3 pháp lệnh du lịch). Du lịch ngày nay có vai trò quan trọng trong đời sống của con người và trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững.

Ninh Hòa là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đó là tài nguyên du lịch khá đa dạng, phong phú. Trong đó có nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn đặc sắc, độc đáo có sức hấp dẫn du khách. Nó không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có cả giá trị vô hình. Tuy nhiên, trong những năm qua việc khai thác du lịch trên địa bàn thị còn nhiều bất cập, các tuyến, tour du lịch chưa được tổ chức nhiều, nội dung khai thác đơn điệu nên chưa thu hút được nhiều du khách. Khách du lịch mới chỉ chọn Ninh Hòa làm nơi dừng chân qua đường khi đi tham quan Nha Trang. Chính vì vậy việc xây dựng các tuyến điểm du lịch trong thị xã là rất cần thiết nhằm khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, giữ gìn nền văn hoá bản địa.

Một vài năm gần đây các ban ngành trong tỉnh, thị xã đã bắt đầu chú ý đến vấn đề phát triển du lịch. Sở du lịch và một số cơ quan liên quan đến du lịch đã đưa ra các giải pháp, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Với tiềm năng sẵn có nếu có các biện pháp đúng đắn kịp thời chắc chắn trong tương lai không xa du lịch của thị xã sẽ phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. Thị xã, tỉnh chưa có các giải pháp đồng bộ để xây dựng các cơ sở vật chất kí thuật và cơ sở hạ tầng, chưa có các giải pháp phát triển các loại hình du lịch như chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan, người dân tại các khu, điểm du lịch chưa nhận thức đứng tầm quan trọng va ý nghĩa của hoạt động du lịch đem lại, chưa

có quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch.Trên cơ sở đó tôi đã nêu lên một số vấn đề lý luận mang tính cơ sở chung về phát triển du lịch. Với việc nêu lên những tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch ở thị xã Ninh Hòa từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa nói riêng và du lịch tỉnh Khánh Hòa nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Kinh tế TW (2005), Sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch thế giới, Tài liệu tham khảo số 14/2005, Hà Nội, 25/4/2005.

2. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, Tp.HCM. 3. Chi cục thống kê thị xã Ninh Hòa.

4. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa.

5. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ.

6. Nguyễn Thị Kim Hoa, (2006) Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến nay, NXB Chính trị quốc gia.

7. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

9. Luật Du lịch (2005)

10. Đổng Trọng Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ.

11. Trần Văn Thành (2005), Môi trường và phát triển bền vững, Tài liệu lưu hành nội bộ trường ĐHSP Tp.HCM.

12. Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo dục.

13. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục.

14. Trần Văn Thông (2003), Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tài liệu lưu hành nội bộ trường ĐHDL Văn Lang.

15. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb ĐHQG Tp.HCM

16. Trần Đức Tuấn (2004), Sự phát triển bền vững của du lịch ở Việt Nam: Những vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý - những

vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Trường ĐHSP Tp.HCM.

17. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nxb TP.HCM.

18. Nguyễn Đình Tư (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh Niên

PHỤ LỤC

Hình 3. Dốc Lết

Hình 5. Biển Ninh Vân

Hình 7. Lễ hội Đình Làng

Hình 9. Lăng Bà vú

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 113)