Phát triển du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

1.7.2.Phát triển du lịc hở Việt Nam

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước cùng với sự hổ trợ của các Bộ, Ngành có liên quan, ngành du lịch Việt Nam luôn tạo ra cơ hội và khả năng mới, tận lực khai thác các nguồn lực nhằm phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới.

Cụ thể Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đọan 2001 – 2010 với các nội dung: xúc tiến tuyên truyền và quảng bá du lịch, nâng cao và phát triển nhân lực có chất lượng, áp dụng những thành tựu mới và tiên tiến về khoa học công du lịch quốc tế vào du lịch Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về du, chuẩn bị các điều kiện hội nhập du lịch ở mức cao, khuyến khích, tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào du lịch ra nước ngoài, thực hiện đa dạng hóa - đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước nhằm nâng cao hình ảnh và thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có những bước phát triển khá nhanh. Thể hiện qua nhịp độ khách quốc tế du lịch đến nước ta tăng dần và cả lượng khách nội địa. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua một số năm. Năm 2007 là 4,23 triệu, năm 2008 là 4,24 triệu, năm 2009 là

3,75 triệu, năm 2010 là 5,05 triệu, năm 2011 là 6,14 triệu, năm 2012 là 6,85 triệu, riêng năm 2012 khách đi bằng đường hàng không là 5.575.904 lượt người, chiếm 81,4%, giảm 2,3% so với năm 2011; khách đi bằng đường biển là 285.545 lượt người, chiếm 4,2%, tăng 3,4% so với năm 2011; khách đi bằng đường bộ là 986.229 lượt người, chiếm 14,4%, giảm 1,1% so với năm 2011. Thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam (2012) là Trung Quốc 20,86%, Hàn Quốc 10,24%, Nhật 8,42%, Mỹ 6,48%, Đài Loan 5,98% , Thái Lan 3,3%, Pháp 3,21%. Bên cạnh đó còn phải nói đến khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam lần 2 đạt gần 35%. Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch, năm 2010 khoảng 333.400 người chiếm 23%, lao động gián tiếp 1.100.000 người chiếm 76,7% [1].

Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong những năm tới là tiếp tục phát triển khai thác pháp lệnh du lịch và luật du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn. Ngành du lịch Việt Nam cũng phấn đấu mỗi năm tăng 10 – 20% lượng khách quốc tế.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đổi mới và phát triển, hệ thống chính sách pháp luật được kiện toàn, tạo điều kiện cho các ngành du lịch không ngừng thay đổi và phát triển đáp ứng nhu cầu du khách, đến năm 2015 tăng trưởng du khách sẽ đạt từ 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế, 32 - 35 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2020 thu hút 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế và 45 - 48 triệu lượt khách nội địa.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 33)