Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 101)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

3.3.2. Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du

ngành về thiết kế và xây dựng những công trình du lịch phù hợp cảnh quan và môi trường.

Chú trọng xử lý nước thải, chất thải các điểm du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp ápdụng công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Phát động chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trường học tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch. Ngoài ra, tranh thủ mở rộng quan hệ quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch.

3.3. Giải pháp phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa

3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Về quy hoạch: Cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quan điểm tổng hợp các ngành kinh tế để tránh chồng chéo trong quan hệ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự tính toán khoa học vững chắc trong các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với ngành du lịch. Đảm bảo việc khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên du lịch và đảm bảo việc gìn giữ bền vững môi trường, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.

3.3.2. Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch du lịch

- Xây dựng trung tâm chuyên quản lý các tài nguyên du lịch của thị xã

Việc tổ chức và quản lý phát triển du lịch sao cho hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của hoạt động du lịch. Để tổ chức phát

triển các hoạt động du lịch một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và theo định hướng quy hoạch chung của thị xã và của tỉnh, cần phải:

+ Xác định trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện quy chế phối hợp, kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống quản lý đảm bảo tính thống nhất. Hình thành hệ thống cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển du lịch.

+ Thiết lập kỹ cương trong quản lý trật tự xây dựng tới từng địa bàn, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và chế độ trách nhiệm đối với lực lượng làm công tác này.

+ Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm quản lý bảo vệ môi trường, áp dụng các biệp pháp chế tài nhằm thực thi hiệu quả công cụ pháp luật liên quan đến các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và thị xã Ninh Hòa nói riêng.

+ Các ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lí đất đai sau quy hoạch và kiên quyết xử lý nghiêm kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai trái phép trong các khu quy hoạch du lịch đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa để các dự án du lịch sớm triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn quy hoạch chi tiết các khu tái định cư, định hướng chuyển đổi ngành nghề cho dân ở các vùng du lịch bị di dời.

+ Xây dựng chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó định rõ trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ các khu vực tự nhiên.

+ Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn vào các chiến lược và chương trình chung phát triển du lịch của thị xã.

- Tăng cường bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên

+ Lập kế hoạch và tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo vệ tài môi trường biển, hệ sinh thái biển – đảo; nghiên cứu quy luật du nhập của các loài động vật như cá Heo, khỉ, và các loài khác nhằm

phát triển không gian sinh sống của chúng góp phần làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch.

+ Nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương các cơ quan ban ngành, bộ đội về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm năng đến chúng trong quá trình khai thác.

+ Hiểu được các giá trị và tác động tiềm ẩn của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nòng cốt trong việc bảo tồn và gìn giữ môi trường du lịch cho các thế hệ tương lai và phục vụ khách du lịch. Đối với các đối tượng liên quan trên bán đảo Hòn Hèo, cần phải nhận thức rõ rằng tài nguyên thiên nhiên chính là tài sản du lịch quan trọng nhất của thị xã Ninh Hòa, đặc biệt để thu hút khách quốc tế.

+ Nâng cao nhận thức về giá trị của tài nguyên, môi trường và tác động tiềm ẩn của chúng cho người dân địa phương và khách du lịch (đặc biệt khi lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh) không chỉ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho thị xã Ninh Hòa, mà còn xây dựng nên hình ảnh một thị xã Ninh Hòa – điểm đến của “du lịch sinh thái”.

+ Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong việc quản lý tài nguyên du lịch thiên nhiên.

+ Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa là việc làm có tính khả thi cao. Điều này có nghĩa là các bên liên quan tới du lịch cần phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của thị xã Ninh Hòa. Để làm được điều này cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, các qui chuẩn tiến hành cụ thể, và nếu có thể xây dựng luật nhằm đảm bảo mọi tác động có hại tiềm ẩn đều phải được giảm thiểu và những tác động có lợi sẽ được phát huy tối đa.

+ Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất không chỉ quan trọng đối với toàn bộ quá trình quản lý du lịch mà còn cần thiết đối với việc tạo nên hình ảnh thị xã Ninh Hòa - một điểm du lịch sinh thái độc đáo. Hơn thế nữa, việc xây dựng các tiêu chuẩn cũng là vấn đề mấu chốt tạo ra hiệu quả kinh tế đối với một

số hoạt động du lịch. Các tiêu chuẩn nói chung buộc các hãng lữ hành không chỉ phải hạn chế số lượng du khách đến một số khu vực có các hoạt động đặc biệt mà còn phải tăng giá cho các hoạt động đó.

+ Phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để chia sẻ đồng đều trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong việc bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên này.

+ Xây dựng một kế hoạch quản lý các khu di tích lịch sử và văn hóa tại thị xã Ninh Hòa.

+ Xác định di tích lịch sử và văn hóa có thể khai thác phát triển du lịch – như Trường Pháp – Việt, Phủ Đường Ninh Hòa, đình Mỹ Hiệp, chùa Tiên Du… Các di tích lịch sử và văn hóa nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch.

+ Nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các di tích lịch sử văn hoá đang bị xuống cấp do thời gian, thiên tai…

Để ngành du lịch phát triển, những yếu tố góp phần dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa quan trọng. Trả lại không gian du lịch cho thị xã Ninh Hòa và những công trình văn hóa lịch sử bị bỏ hoang cần phải được tu bổ lại. Cần phải đưa ra các quy định và chính sách về công trình xây dựng nhằm bảo vệ các lịch sử và văn hóa, giảm thiểu công trình dân sinh và kinh doanh không hợp lý.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)