Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 63)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

2.2.3. Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh

án đầu tư vào du lịch ở thị như dự án mở rộng khu du lịch Dốc Lết do công ty cổ phần Dốc Lết – Phương mai làm chủ đầu tư với vốn 173 triệu USD, khu du lịch sinh thái Ninh Phước do công ty cổ phần du lịch sinh thái Ninh Phước với vốn 33,22 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Hoa Sen với số vốn 2,8 tỷ đồng, khu du lịch nghỉ dưỡng Sơn Hải vốn đầu tư 14,7 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư vào du lịch sinh thái ở

(Six Senses Ninh Van Bay) Ninh Vân, dự án Khu DL sinh thái Ba Hồ với vốn 100 tỷ đồng để khu nhà nghỉ, khu giải trí, dã ngoại, khu ẩm thực, khu rừng sinh thái ở Ba Hồ, Nhu Phu…

2.2.3. Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa Ninh Hòa

- Những ưu thế

+ Thị xã Ninh Hòa có vị trí là cửa ngõ phía bắc của thành phố Nha Trang. gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, nằm rất gần Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa là những điểm du lịch lớn của Việt Nam, mở ra cơ hội liên kết các tour du lịch liên tỉnh. Ngoài ra, thị xã còn có vị trí gần đường hàng hải quốc tế, có các hệ thống giao thông quan trọng đi qua (đường sắt, đường bộ...) nên giao thông thuận tiện.

+ Dốc Lết, núi Hòn Hèo, hồ Đá Bàn, Ninh Vân Bay, đầm Nha Phu, suối Hoa Lan, khu du lịch sinh thái Ba Hồ, chùa Tiên Du, di tích trường Pháp – Việt… là những địa danh nổi tiếng về du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến, và được đánh giá cao là nơi đến còn lưu giữ yếu tố cảnh quan đẹp hoang sơ, phù hợp với thị hiếu của du khách.

+ Thế mạnh lớn nhất là tài nguyên du lịch biển 25km đường bờ biển còn khá hoang sơ, nhiều mũi đá đẹp, nước trong xanh; các đồi cát trắng tự nhiên nằm cách biển không xa tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; suối nước

nóng phù hợp với việc nghĩ dưỡng, làm đẹp, chữa bệnh, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nơi đây.

+ Thị xã Ninh Hòa còn được biết đến là nơi có các làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa địa phương; có cụm di tích thắng cảnh ở phường Ninh Hiệp đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; có một số dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán rất độc đáo… Đây chính là những thành phần quan trọng tạo ra sự đa dạng, phong phú cho ngành du lịch của địa phương.

+ Con người Ninh Hòa hiền hòa, thân thiện hiếu khách, cùng với đó là những chính sách năng động của lãnh đạo thị xã đã mở ra nhũng cơ hội phát triển của ngành du lịch.

+ Ngoài những thuận lợi về tài nguyên du lịch nói trên thì thị xã Ninh Hòa còn được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những khu vực du lịch quan trọng của tỉnh trong định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2020.

- Khó khăn

+ Bên cạn những thuận lợi trên thị Ninh Hòa cũng gặp không ít những khó khăn trong phát triển du lịch, như thiên nhiên khác nghiệt vào mùa hè nóng bức, mùa mưa gây ngập úng trên diện rộng gây khó khăn cho đi lại nên hoạt động du lịch cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

+ sự quản lý lỏng lẻo đã làm cho một số tài nguyên tự nhiên xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay, các dự án nuôi tôm, thủy sản nói chung ven biển đã làm xáo trộn nghiêm trọng cảnh quan du lịch bởi việc đào xới các động cát, thải nước gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất và nước khu vực ven biển từ từ phường Ninh Hải đến xã Ninh Ích.

+ Nhiều nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến vì giao thông rất khó khăn, muốn đến tham quan thậm chí phải “lội bộ” cả chặng đường dài (như suối Trầu, Trường bơi, Hòn Hèo…).

cao và chưa đồng bộ. Người dân có trình độ dân trí thấp lại nghèo nàn nên làm tăng thêm sức ép trong vấn đề bảo vệ rừng và phát triển du lịch.

+ Một số làng nghề truyền thống (làng nghề gạch ngói và đan chiếu) gần như bị mai một hoặc không giữ nguyên bản sắc.

+ Các lễ hội có quy mô chưa lớn, chưa tập trung, lại phân bố ở địa bàn vùng cao chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng nên việc tổ chức thành điểm, tuyến du lịch gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, thị xã Ninh Hòa có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch, bao gồm: du lịch ven biển, du lịch vùng đồi núi, du lịch miệt vườn, du lịch dã ngoại, cảnh quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu văn hoá nhân văn… Trong tương lai, nếu được đầu tư, khai thác hiệu quả theo hướng bền vững, không làm tổn hại đến môi trường, mang lại lợi ích cho không chỉ nhà đầu tư mà cả cộng đồng địa phương thì bộ mặt kinh tế - xã hội của thị xã Ninh Hòa chắc chắn sẽ có bước phát triển xứng đáng với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)