8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;
3.2.1. Định hướng chung
Phát triển du lịch theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; đảm bảo từ năm 2010 trở đi, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể du lịch của tỉnh; và là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của thị xã, có tác động hỗ trợ và thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác, đảm bảo phát triển nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng
Phát triển nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng; việc phát triển du lịch ở đây còn phải gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, phải phát huy và nâng cao truyền thống văn hoá, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển lâu bền, vững chắc. Phát triển ngành du lịch phải làm cho các tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Mà tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên tự nhiên chỉ phát triển bền vững khi chúng phát triển theo quy luật tự nhiên. Tài nguyên nhân văn phát triển bền vững khi được duy trì và lưu truyền mãi mãi.
và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa; đồng thời dựa vào những nguyên tắc phát triển bền vững du lịch, tôi xin đưa ra các định hướng chung về phát triển bền vững du lịch thị xã Ninh Hòa như sau:
Trước tiên, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam nói chung Ninh Hòa nói riêng – đối tượng đầu tiên cần nhắm tới của ngành du lịch thị xã Ninh Hòa, về lịch sử đấu tranh hào hùng giải phóng dân tộc của đất nước; về tính đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên và ý nghĩa của nó trong khu dự trữ sinh quyển của thế giới, tăng cường đầu tư gián tiếp vào du lịch nhằm làm tăng thêm tính hoang sơ – hoang dã thiên nhiên.
Xây dựng ngành du lịch có chất lượng – đưa ra tiêu chuẩn cao cho các sản phẩm và dịch vụ du lịch về giá trị kinh tế cao trên số lượng ít du khách. Lấy chỉ tiêu môi trường làm thước đo cho sự phát triển bền vững du lịch thị xã Ninh Hòa. Tăng khả năng thu lợi nhuận của ngành du lịch.
Quản lý sức chứa về xã hội và môi trường nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường du lịch. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Giữ gìn tính toàn vẹn các giá trị lịch sử, văn hóa.
Xây dựng các loại hình du lịch đặc biệt thích hợp như: khám phá thiên nhiên hoang dã, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu lịch sử thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Xây dựng các loại hình dịch vụ có chất lượng cao nhưng đảm bảo tính đồng bộ, đặc sắc và phù hợp nhưng không làm tổn hại đến môi trường: hướng dẫn, vận chuyển, các cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác.
Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng hấp dẫn du khách làm tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu cũng như sự quay trở lại của du khách.