Định hướng cụ thể tổ chức không gian du lịch thị xã Ninh Hòa đến năm

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 93)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

3.2.2. Định hướng cụ thể tổ chức không gian du lịch thị xã Ninh Hòa đến năm

năm 2030

- Khu vực Dốc Lết: Diện tích khoảng 18ha. Không gian phát triển của khu vực chức năng này bao gồm khu vực ven biển thuộc phường Ninh Hải với chiều dài bờ biển khoảng 10 - 11km và chiều sâu từ 2km. Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, tắm biển, câu cá; nghỉ dưỡng biển; dã ngoại; thể thao giải trí. Trong tương lại, cần thiết phải tổ chức thêm loại hình du lịch thể thao trên biển như du thuyền, lặn biển, lướt ván.

- Ba Hồ: Diện tích khoảng 100ha. Không gian phát triển của khu này bao gồm khu vực xung quanh núi Ba Hồ. Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái dã ngoại, nghiên cứu hệ sinh thái rừng, tham quan nghiên cứu di tích lịch sử, thể thao leo núi. Cần xây thêm điểm quan sát cảnh vật trên núi cao để du khách có thể ngắm được tòan khu rừng đặc dụng Ba Hồ.

- Suối nước nóng Trường Xuân: Khu vực suối nước nóng với diện tích khoảng 180ha. Không gian phát triển của khu vực này bao gồm: khu vực suối nước nóng Trường Xuân diện tích 180ha và. Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng kết hợp điều dưỡng, chữa bệnh. Đây là khu vực có mạng lưới cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn rất thiếu thốn, để phát triển du lịch cần đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông và hệ thống các nhà lưu trú để phục vụ du khách.

- Ninh Vân Bay: Diện tích khoảng 100ha. Không gian phát triển của khu này bao gồm dải đất ven biển thuộc xã Ninh Vân tại khu vực Hòn Hèo. Trong phạm vi khoảng 8km chiều dài bờ biển và chiều rộng từ 200 - 300m. Sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái dã ngoại, nghỉ dưỡng biển cao cấp. Trong tương lai cần bổ sung thêm các loại hình du lịch mới như du ngọan bằng thuyền thúng, canô, câu cá giải trí, bơi lội thể thao.

3.2.2.2. Phát triển các tuyến, cụm du lịch - Tuyến du lịch:

+ Nha Trang – Ninh Hòa – Trường Xuân: Đây là tuyến du lịch rất đặc biệt dành cho những du khách thích đi xe đạp hoăc xe máy. Sau khi thăm viếng

chùa Tiên Du với không khí linh thiêng trong chốn núi rừng, du khách sẽ đi đến với suối nước nóng Trường Xuân thư giãn, ăn món trứng luộc từ nước khoáng nóng. Du khách sẽ thật sự có những phút thư giãn, hòa nhập với thiên nhiên núi rừng – suối khoáng.

+ Nha Trang – Ninh Hòa – Dốc Lết- Hòn Hèo: Giúp cho du khách những phát thư giãn, ngắm cảnh, tắm biển, chụp ảnh lưu niệm.

+ Ninh Hòa – Ba Hồ - Suối Hoa Lan: Tạo cho khách nhũng giây phút nghỉ ngơi, thư giãn trong một môi trường thiên nhiên yên tĩnh và thoáng mát trong khung cảnh nên thơ của rừng và khu ven hồ. Đây thực sự là tuyến du lịch mang đậm nét sinh thái vì còn rất hoang sơ, ít người lui tới. Vấn đề ở đây là phải xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất lỹ thuật phục vụ du lịch để thuận tiên cho việc đi lại và lưu trú của du khách.

+ Ninh Hòa – Vạn Giã – Đại Lãnh: Với tuyến này du khách sẽ được tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan các cồn cát ven biển, chụp ảnh lưu niệm. + Tuyến tham quan các làng nghề: Đây thực sự là tuyến du lịch mới, nếu được đầu tư đúng mức hứa hẹn sẽ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Với tuyến này, du khách sẽ tham quan làng nghề đan chiếu, ở Ninh Hà, đan lát thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm rất “thiên nhiên”, kì thú, sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên (tre, nứa, sợi tự nhiên….). Sau đó, du khách sẽ ghé thăm làng làng sản xuất nem truyền thống. Hướng về phía biển du khách sẽ đến với sản xuất muối Ngọc Diêm với kinh nghiệm hàng trăm năm ở Ninh Diêm. Cuối cùng, ra ven biển du khách sẽ trải nghiệm bằng việc tham gia tung lưới, kéo lưới với ngư dân ở làng nghề đánh cá Ninh Thủy.

+ Tuyến lịch sử văn hóa: Dọc quốc lộ 26 quý khách có thể được tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa như, đình Mỹ Hiệp, Phủ đường Ninh Hòa, Văn chỉ Ninh Hòa, Trường Việt – Pháp, lăng Bà Vú.

+ Tuyến tâm linh:Tham quan các đình chùa, như Tiên Du, Bửu Ngoc, Bảo Hoa, đình Hậu Phước, đình Thuận Lợi, đình Mỹ Trạch, tìm hiểu các lễ hội

truền thống như lễ cầu ngư, lễ hội đình làng…

+ Tuyến thể thao, văn hóa:Leo núi Ổ Gà, đèo Phượng Hoàng, Hòn Hèo, câu cá, lặn biển, đua thuyền...

- Phát triển cụm du lịch: Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Thủy, Ninh Hải, Ninh Ích.

3.2.2.3. Các loại hình du lịch

- Loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh, phục hồi thể chất, làm đẹp (spa) ở ven biển Dốc Lết, Ninh Vân.

- Loại hình thể thao: thể thao dưới nước (lướt ván, lặn biển, du thuyền) ở khu vực biển Ninh Hải, Ninh Thủy, Ninh Ích, thể thao trên cát (trượt cát, chạy vượt địa hình cát, khinh khí cầu, thả diều) ở khu vực cồn cát ven biển; thể thao leo núi, đạp xe đạp địa hình ở núi Hòn Hèo.

- Loại hình nghiên cứu, học tập hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc trưng của vùng ven biển khô hạn, quan sát các loài động thực vật quý hiếm ở Ba Hồ, Nha Phu… - Loại hình trải nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; mua sắm và thưởng thức sản vật địa phương; dã ngoại học tập và nghiên cứu canh nông ở khu vực ven biển và đồng bằng- đồi cát.

- Loại hình tham quan, cắm trại trong rừng, ven suối hoặc ven biển.

- Loại hình tham quan, học tập văn hóa, lịch sử ở các di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng.

- Loại hình du lịch tham quan, học tập, nghiên cứu các làng nghề truyền thống: làng nghề làm muối ở Ninh Diêm, sản xuất chiếu ở Ninh Hà, đan lát thủ công mỹ nghệ ở Ninh Đa, đặc biệt là làng nghề gốm gọ, dệt thổ cẩm của dân tộc Raglai.

3.2.2.4. Các sản phẩm du lịch

- Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp: hướng tới thị trường khách du lịch đại chúng với các loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng biển và hưởng thụ các dịch vụ có chất lượng cao. Đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du

lịch cao cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

- Du lịch cộng đồng: hướng đến thị trường khách du lịch lựa chọn ưa thích tìm hiểu và trải nghiệm bản thân, chia sẻ kinh nghiệm sống với người dân bản địa. Mua sắm các sản vật địa phương. Đòi hỏi chặt chẽ về thiết kế và tổ chức tour, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch cũng như cộng đồng địa phương. - Du lịch nghiên cứu đại dương: hướng tới sự quan tâm của khách du lịch muốn tìm hiểu tự nhiên môi trường sinh thái biển. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan tự nhiên.

- Du lịch thể thao: Chèo thuyền, bơi lặn, hướng đến sự quan tâm tới vấn đề tham quan đại dương và các hoạt động, sự kiện thể thao nước, kết hợp với rèn luyện sức khỏe và trải nghiệm kinh nghiệm sống. Đòi hỏi có sự hướng dẫn và giám sát cùng các trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo an toàn.

3.2.2.5. Thị trường du lịch

Phát triển thị trường khách DL là một nội dung rất quan trọng có ý nghĩa quyết định các chiến lược về sản phẩm, quảng bá, xúc tiến DL và DLST.

Để đưa thị xã Ninh Hòa thành điểm DLST hấp dẫn dành cho tất cả các thị trường tiềm năng thì cần phải có ngân sách, năng lực cần thiết để thực hiện kế hoạch tiếp thị có hiệu quả. Do đó cần xác định các thị trường khách DL mà nhất là những thị trường mục tiêu.

Đối với thị trường trong nước: chú ý khai thác khách du lịch nội tỉnh; khách du lịch từ phía Bắc vào (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng); chú trọng đặc biệt khách du lịch từ phía Nam (Đông Nam Bộ và miền Tây) và các tỉnh Tây Nguyên.

Đối với khách DL quốc tế: hướng tới thị trường khách DL quá cảnh đến từ Malaysia, Singapo, Lào, Campuchia qua con đường xuyên Á, đây là thị trường nhiều tiềm năng do vị trí địa lý thuận lợi, thủ tục xuất nhập cảnh đơn giản. Thị trường này ưa thích các sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, văn

hóa với các sản phẩm chính như các tour nghỉ dưỡng sinh thái, làng nghề, du lịch MICE… Bên cạnh, coi trọng các khách DL đến từ Nga, Pháp, Nhật Bản,

Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ… Đây là thị trường có mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa Việt Nam và ưa thích các hoạt động mạo hiểm như leo núi, lặn biển, khám phá thế giới sinh vật biển, đảo. Thị xã Ninh Hòa có đủ các yếu tố để khai thác nguồn khách sinh thái có khả năng chi trả cao này.

3.2.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Việc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch sao cho đảm bảo vận chuyển nhanh, an toàn và tiện lợi là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Một vấn đề cần quan tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật như thế nào để đảm bảo tính hợp lí, bền vững. Trong tương lai, DLST thị xã Ninh Hòa cần chú trọng đầu tư xây dựng một số CSVCKT hạt nhân của ngành, hướng tới mục tiêu đảm bảo được nhu cầu đa dạng của du khách, phát triển hài hoà với thiên nhiên, tránh tình trạng bê tông hóa quá mức như một số điểm du lịch hiện nay.

Trong Quy hoạch phát triển kinh tế biển, Quy hoạch phát triển KT-XH đến 2020 tỉnh Khánh Hòa đã chủ trương đầu tư thêm hệ thống các đường giao thông gắn với các điểm du lịch, xây dựng hệ thống đường nhánh ra biển, đường nối thông các điểm du lịch với nhau.

3.2.2.7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, việc xây dựng các kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đa dạng hóa các nguồn lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều rất quan trọng.

Trước tình trạng hoạt động du lịch tăng nhanh về số lượng và cả chất lượng, trong khi đội ngũ lao động du lịch (cả quản lý và hướng dẫn viên) còn non yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, Khánh Hòa đã xây dựng “Đề án: Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Khánh Hòa, giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến 2015”. Nguồn nhân lực du lịch của thị xã Ninh Hòa cũng nằm trong tình trạng chung của tỉnh và cũng tuân theo yêu cầu chung về đào tạo và bồi dưỡng của tỉnh nhà.

Đối với cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý, sự nghiệp về du lịch chủ yếu tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo tại chức, tập huấn ngắn ngày để nâng cao trình độ chuyên môn. Một số cán bộ công chức, viên chức đủ điều kiện được cử đào tạo bậc trên đại học và tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên ngành du lịch ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, cần có đủ trình độ hiểu biết các vấn đề của môi trường, hiểu biết về pháp luật, chính sách môi trường của Việt Nam và thế giới để đảm bảo môi trường DLST bền vững. Đối với các hướng dẫn viên du lịch cần biết ít nhất một ngoại ngữ, am hiểu các điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương, nhất là tìm hiểu các hệ sinh thái huyện nhà để có thể đủ khả năng thuyết minh và giải thích trước du khách. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho thị xã.

3.2.2.8. Xúc tiến quảng bá - Xây dựng hình ảnh điểm đến

Hình ảnh của một điểm đến là một vấn đề quan trọng trong xây dựng thương hiệu DL của một địa phương. Việc xây dựng hình ảnh điểm đến phải là một quá trình lâu dài và cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Sự thống nhất về hình ảnh điểm đến cần được duy trì trong suốt một giai đoạn quảng bá xúc tiến.

Loại bỏ tất cả những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của đểm đến như tệ nạn xã hội, môi trường bất ổn, thái độ không thiện cảm của cư dân. Nêu bật được những đặc trưng, độc đáo, có giá trị đối với thị trường mục tiêu của điểm đến. Đối với thị xã Ninh Hòa, hình ảnh của điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng và thích hợp với những thị trường mục tiêu của huyện. Căn cứ vào tiềm năng, hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của các thị trường mục tiêu, hình ảnh điểm đến của thị xã Ninh Hòa được xác định bởi các nguyên tắc:

Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, khí hậu núi cao, hệ sinh thái rừng đặc dụng và suối khoáng nóng, với môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan còn hoang sơ, thân thiện với du khách.

- Xúc tiến, quảng bá du lịch

Do phạm vi thị trường và sản phẩm du lịch thị xã Ninh Hòa khá đa dạng, cần chú trọng vấn đề xúc tiến, quảng bá tại các thị trường mục tiêu với những phương pháp thích hợp cho từng thị trường, từng thời điểm và phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Công tác quảng bá du lịch thị xã Ninh Hòa được xác định theo hướng thị trường mục tiêu gồm các nội dung sau:

Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như: Tp Hồ Chí Minh, miền Tây…

Thông qua các chương trình thông tin đại chúng như các kênh truyền hình nước ngoài, các báo, tạp chí du lịch nước ngoài.

Đối với thị trường du lịch trong nước, sử dụng kênh truyền thống như hệ thống đại lý du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, Internet…

3.2.2.9. Bảo tồn tài nguyên du lịch

Để đảm bảo DLST phát triển bền vững, cần tổ chức quản lý và bảo vệ hệ thống tài nguyên môi trường du lịch bao gồm:

Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên DLST trên địa bàn huyện, gồm khoanh vùng các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các HST biển, di tích lịch sử được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng phát triển DLST; khu, điểm tham quan, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa… dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động du lịch và các hoạt động kunh tế khác; tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động KT – XH khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.

Triển khai Luật bảo vệ môi trường và Luật du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng những công trình du lịch phù hợp cảnh quan và môi trường.

Chú trọng xử lý nước thải, chất thải các điểm du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp ápdụng công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Phát động chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trường học tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch. Ngoài ra, tranh thủ mở rộng quan hệ quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 93)