Doanh thu từ ngành du lịch thị xã Ninh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

2.5. Doanh thu từ ngành du lịch thị xã Ninh Hòa

Bảng 2. 5. Doanh thu du lịch trên địa bàn thị xã (tỷ đồng)

Năm Tỉnh Khánh Hòa Ninh Hòa So với tỉnh (%)

2007 1.026,744 64,6 6,3 2008 1.353,354 66,3 4,9 2009 1.562,561 72,7 4,7 2010 1.877,254 82,3 4,4 2011 2.252,144 101,4 4,5 2012 2.569,560 127,3 5,0 2013 3.900,000 157,1 4,1

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa

Cùng với sự phát triển của ngành, doanh thu từ du lịch Ninh Hòa ngày càng tăng, một số năm tăng nhiều hơn so với kế hoạch đề ra. Năm 2007, tổng doanh thu du lịch của thị xã đạt 64,6 tỉ đồng, đến năm 2013 đã tăng lên gần 3 lần, đạt

157,1 tỉ đồng gấp 2,43 lần. Doanh thu du lịch của thị xã tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế tư nhân 138,8 tỉ đồng năm 2013, doanh thu chủ yếu dựa vào dịch vụ, thuê phòng, ăn uống.

Doanh thu du lịch của Ninh Hòa chiếm tỷ lệ còn kiêm tốn so với tổng doanh thu của Khánh Hòa, dao động trong khoảng 4 – 6 %.

Doanh thu du lịch của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 không lớn so với tỉnh những tương đối ổn định và năm sau có tốc độ cao hơn năm trước được thể hiện rõ nết qua biểu đồ sau:

106.1 131.8 115.5 120.1 120 114 151.8 102 102.6 109.7 113.1 123.2 125.5 123.3 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % Năm Khánh Hòa Ninh Hòa

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa - Thành tựu

Thị xã Ninh Hòa có nhiều tiềm năng cho hoạt động du lịch phát triển. Ninh Hòa được coi là nơi giàu tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa.

+ Các tuyến, điểm du lịch phát nhanh đều, thể hiện qua số lượt du khách, doanh thu du lịch của thị xã ngày càng tăng, trong đó nổi bật hơn cả là điểm du lịch Dốc Lết, Suối Hoa Lan, Đầm Nha Phu với các tuyên du lịch NINH Hòa –

Nha Trang – Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Dốc Lết, Nha Trang – Ninh Hòa, Ninh Hòa – Dốc Lết.

+ Các loại hình du lịch phong phú trong đó thế mạnh nổi bật nhất là du lịch biển, ngắm cảnh, tắm, lặn biển, nghiên cứu văn hóa, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử. Sản phẩm du lịch gắn kết với tiềm năng thế mạnh của Ninh Hòa, danh thắng đẹp, các làng nghề, các bãi biển, vịnh biển đẹp hoang sơ.

+ Những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà cho thị xã đã được tiến hành rộng khắp, các điểm du lịch đều có ô tô, hoạc tàu thủy đến tần nơi, hệ thống nước điện được đảm bảo, hệ thống nhà nghỉ từng bước được nâng cấp hiện đại.

+ Các loại hình dịch vụ cho thuê phòng, phương tiện vui chơi giải trí ngày càng đầy đủ đảm bảo chất lượng, như cano, du thuyên, áo phao phục vụ lăn biển… + Nguồn lao động du lịch mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu đã được chú ý đầu tư nên số lượng lao động đã qua đào tạo năm 2010 chiếm 20% tổng số lao động du lịch. Con số này mặc dù còn khiêm tốn nhưng vẫn cao hơn so với một số huyện khác trong tỉnh và với tiến độ đầu tư, tạo điều kiện từ nhiều cơ quan chức năng như hiện nay chắc chắn trong tương lai số lao động du lịch đã qua đào tạo sẽ tăng lên.

+ Sự phát triển của du lịch thị xã đã góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh; giải quyết việc làm; ổn định xã hội, mang lại nguồn thu đáng kể từ du lịch của thị xã. Bước đầu du lịch thị xã góp phần làm thay đổi cảnh quan mặt khác tạo cơ ở tiền đề cho các ngành kinh tế như: xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…

+ Chính những yếu tố trên làm cho Ninh Hòa Ngày càng th hút đông đông đỏa lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan tiềm hiểu.

- Điểm yếu

Thời gian qua du lịch thị đã giải quyết được một số vấn đề trước mắt cho ngành và những chuyển biến tích cực để hoà nhập với nền kinh tế thị trường,

góp phần vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh Khánh Hòa.

+ Tuy nhiên, so với các địa phương khác của tỉnh hay của Duyên hải miền Trung thì du lịch thị xã Ninh Hòa còn phát triển chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng vốn có. Do còn những hạn chế nhất định về nhiều lĩnh vực khác nhau, nên du lịch thị xã chưa thực sự có bước chuyển nào đáng kể.

+ Hiện tại cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của thị xã chưa đáp ứng tiêu chuẩn cho việc phát triển du lịch của thị xã trong thời gian hiện tại này cũng như trong tương lai. Việc thiếu thốn các nhà nghỉ, nhà hàng đang là trở ngại lớn cho nhu cầu lưu lại tham quan của du khách. Thêm vào đó đội ngũ hướng dẫn ở các điểm du lịch còn thiếu trầm trọng, cộng thêm trình độ nghiệp vụ chưa có, cách làm du lịch ở các điểm du lịch còn quá nhiều vướng mắc và bước đi không phù hợp, ý thức của người dân bản địa chư cao trong việc bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên du lịch vốn có của thị xã.

+ Vấn đề quảng bá, tiếp thị du lịch hiện nay không được chú trọng đầu tư, không tiến hành phát hành tờ rơi thường xuyên cũng như không tổ chức các buổi hội chợ du lịch cấp tỉnh và rộng hơn là khu vực. Nhiều điểm du lịch hiện nay đang bị khai thác không hợp lý và không đúng mức dẫn đến môi trường ở các điểm du lịch này bị xuống cấp nghiêm trọng nhất là vào mùa cao điểm về du lịch và lễ hội, thêm vào đó là vấn đề bảo vệ môi trường điểm du lịch cũng chưa được quan tâm trú trọng thường xuyên.

+ Các chương trình hợp tác du lịch với các công ty du lịch và lữ hành chưa có, các chương trình du lịch liên huyện được triển khai rất chậm. Đây chính là hạn chế mà thị xã chưa thể giải quyết được.

+ Thiếu sự hỗ trợ đúng mức của Nhà nước và tư nhân trong hoạt động phát triển du lịch dẫn đến nhiều khu vực giàu tiềm năng nhưng bị bỏ ngõ, dẫn đến kết quả hoạt động du lịch chưa cao, chưa xứng với tiềm năng vốn có.

thiếu tính đặc thù; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu các khu du lịch chất lượng cao, du lịch thực thụ; các loại hình và sản phẩm du lịch ở đây mang tính thương mại hóa cao, chưa duy trì cân bằng các lợi ích nhằm mục tiêu hướng tới mục đích phát triển bền vững.

+ Công tác xử lý chất thải trong các khu du lịch chưa được chú trọng, đầu tư, giám sát và xử lý đúng mức nên gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

2.7. Tiểu kết chương 2

Ninh Hòa có tiềm năng to lớn về du lịch. Sự đa dạng, tính nguyên sơ và hùng vĩ của thiên nhiên và nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc cũng như những di tích văn hoá - lịch sử cho phép Ninh Hòa phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó thế mạnh là du lịch sinh thái - văn hoá, du lịch biển. Thêm vào đó, sự chung sống của các dân tộc thiểu số, trải qua quá trình chung sống lâu dài với những biến cố trong lịch sử đã tạo nên nét rất riêng cho văn hoá Ninh Hòa, thu hút ngày càng nhiều du khách. Hoạt động du lịch trong mười năm trở lại đây đã có sự phát triển đáng kể, góp phần cải thiện kinh tế địa phương và được xác định là một trong những thế mạnh của Ninh Hòa.

Tuy nhiên, du lịch hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Yếu tố con người, lao động trong ngành chưa bắt kịp với yêu cầu của ngành du lịch trong thời hội nhập. Môi trường tự nhiên chưa được quan tâm đúng mức và bước đầu có những dấu hiệu của ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và từ chính hoạt động du lịch gây ra. Nền văn hoá đậm đà bản sắc đang đứng trước mâu thuẫn rất lớn giữa bảo tồn những giá trị truyền thống và tiếp thu văn hoá hiện đại. Mặc dù chưa nhiều, nhưng một số dấu hiệu của sự phát triển không bền vững đã xuất hiện, các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững chưa được tôn trọng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có chiến lược lâu dài và những giải pháp thích hợp nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp

3.1.1. Chiến lựơc phát triển du lịch chung của tỉnh

Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ của ngành” xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, đa dạng hoá sản phẩm chuyên đề phù hợp để thoả mãn nhu cấu ngày càng tăng của khách du lịch”.

Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Khánh Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI.

Với xu thế trở về với thiên nhiên, làm cho du lịch, nhất là du lịch sinh thái được ưa chuộng trong những năm gần đây. Mặt khác, du lịch còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để hướng tới sự PTBV, thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch; góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính những giá trị bền vững mà du lịch mang lại càng thôi thúc các hoạt động nghiên cứu phát triển loại hình du lịch này.

Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.

Duy trì và mở rộng các loại hình du lịch. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, các cấp có liên quan đến du lịch; xã hội hoá hoạt động du lịch, giáo dục và khuyến khích mọi thành phần và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch bằng một hệ thống cơ chế và chính sách thích hợp. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch có hiệu quả. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị có thế mạnh về tài chính, nguồn khách và các nguồn lực khác trong nước và nước ngoài.

Phát triển lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chính; tổ chức các hoạt động du lịch, phát triển sản phẩm và cơ sở hạ tầng kinh tế du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc để phát triển bền vững du lịch.

Tăng cường hoạt động của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh và phá triển mạnh quan hệ với các hãng lữ hành tại các thị trường trọng điểm gởi khách trong nước cũng như nước ngoài.

Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi, cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, bơi thuyền, lặn biển, lướt ván, sinh thái, nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi...

Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.

3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế chung của thị xã Ninh Hòa

- Xây dựng thị xã Ninh Hòa trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ, du lịch – nông nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt của các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, thực hiện an sinh xã hội; xây dựng nông thôn mới.

- Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015 như sau: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 13%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 22%, giá trị ngành dịch vụ, du lịch tăng bình quân hàng năm là 17%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,6%.

3.1.3. Thực trạng phát triển du lịch

Trong những năm qua, thị xã Ninh Hòa đã tổ chức khai thác một số loại hình du lịch như dã ngoại biển, thưởng thức không khí trong lành cùng với thưởng thức các đặc sản biển, dã ngoại leo núi trong rừng, hành hương chùa, tìm hiểu hệ sinh thái nông nghiệp địa phương… bước đầu đạt một số kết quả đáng ghi nhận Doanh thu du lịch không ngừng tăng ,tỷ trọng doanh thu của ngành du lịch trong tổng GDP toàn thị xã luôn chiếm từ 3% đến 4% đã góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của thị xã, đời sống cộng đồng địa phương được cải thiện đáng kể.

Số lượt khách du lịch ngày càng tăng ,đặc biệt là xu hướng gia tăng các nguồn khách yêu thích thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu văn hóa địa phương, làng nghề địa phương.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện, nhất là hệ thống giao thông nối các điểm du lịch trong thị xã, tỉnh và liên tỉnh; hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước… góp phần mang đến sự phồn vinh cho

dân cư trong thị xã và thuận lợi cho các hoạt động du lịch.

Các cơ sở du lịch sử dụng hơn 90% là lao động địa phương, đào tạo, huấn luyện bằng nhiều hình thức để đội ngũ này trở thành những lao động du lịch chuyên nghiệp. Điều này đã tranh thủ được sự đồng thuận của cư dân địa phương đối với hoạt động du lịch.

Ngoài ra, du lịch thị xã Ninh Hòa còn được sự quan tâm, ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh, huyện. Bên cạnh những mặt đạt được trên, du lịch thị xã đã bộc lộ các yếu tố ảnh hưởng đến sự PTBV.

Môi trường bị xáo trộn nghiêm trong do việc khai thác san hô ở khu vực vịnh Vân Phong; nhiều khu du lịch chưa ứng dụng công nghệ sạch trong xử lý nước thải, chỉ thực hiện xử lý nước thải mang tính đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Thị xã Ninh Hòa đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 82)