Chiến lựơc phát triển du lịch chung của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 88)

8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung;

3.1.1. Chiến lựơc phát triển du lịch chung của tỉnh

Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ của ngành” xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, đa dạng hoá sản phẩm chuyên đề phù hợp để thoả mãn nhu cấu ngày càng tăng của khách du lịch”.

Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Khánh Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI.

Với xu thế trở về với thiên nhiên, làm cho du lịch, nhất là du lịch sinh thái được ưa chuộng trong những năm gần đây. Mặt khác, du lịch còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để hướng tới sự PTBV, thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch; góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính những giá trị bền vững mà du lịch mang lại càng thôi thúc các hoạt động nghiên cứu phát triển loại hình du lịch này.

Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.

Duy trì và mở rộng các loại hình du lịch. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, các cấp có liên quan đến du lịch; xã hội hoá hoạt động du lịch, giáo dục và khuyến khích mọi thành phần và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch bằng một hệ thống cơ chế và chính sách thích hợp. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch có hiệu quả. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị có thế mạnh về tài chính, nguồn khách và các nguồn lực khác trong nước và nước ngoài.

Phát triển lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chính; tổ chức các hoạt động du lịch, phát triển sản phẩm và cơ sở hạ tầng kinh tế du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc để phát triển bền vững du lịch.

Tăng cường hoạt động của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh và phá triển mạnh quan hệ với các hãng lữ hành tại các thị trường trọng điểm gởi khách trong nước cũng như nước ngoài.

Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi, cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, bơi thuyền, lặn biển, lướt ván, sinh thái, nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi...

Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa), hiện trạng và định hướng (Trang 88)