Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 98)

triển Việt Nam

Thứ nhất, BIDV cần kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa các văn bản pháp luật có liên quan tới hoạt động cho vay của các cơ quan quản lý cấp trên để các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam có căn cứ thực hiện chính xác, tránh trƣờng hợp một số điều luật có thể bị hiểu theo nhiều hƣớng, gây ra sự không đồng bộ trong hoạt động của hệ thồng.

Thứ hai, hoàn thiện và đƣa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân.

90

Hầu hết các NHTM đều đã có hệ thống định hạng cá nhân nội bộ. Với hệ thống định hạng này giúp cho ngân hàng có đánh giá tổng quát, nhìn nhận nhanh một cách chung nhất để có hƣớng xử trí phù hợp với từng tình hình cụ thể. Ngoài ra, với hệ thống này ngân hàng sẽ xây dựng đƣợc chính sách khách hàng riêng đối với từng đối tƣợng khách hàng nhƣ: lãi suất, phí, tỷ lệ tài sản đảm bảo … Tuy nhiên, hiện nay BIDV chƣa có hệ thống định hạng nội bộ dành cho khách hàng cá nhân mà vẫn đang trong quá trình thuê tƣ vấn và thẩm duyệt (đã kéo dài gần 2 năm). Vì vậy cần khẩn trƣơng hoàn thiện hệ thống định hạng nội bộ đối với khách hàng cá nhân và đƣa vào triển khai, áp dụng trong toàn hệ thống. Hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân cần dựa trên những tiêu chí cơ bản nhƣ sau:

- Thông tin về khách hàng: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, tƣ cách của ngƣời vay vốn, trình độ học vấn, nơi công tác, thời gian cƣ trú, tình trạng nhà ở, cơ cấu gia đình, lịch sử quan hệ tín dụng, lịch sử quan hệ với Ngân hàng…

- Khả năng trả nợ của ngƣời đi vay và đối tƣợng cùng trả nợ (vợ, bố, mẹ…): tổng thu nhập, hình thức chứng minh thu nhập, mức độ ổn định của thu nhập, tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập…

- Đánh giá về tài sản bảo đảm: loại tài sản, vị trí của tài sản bảo đảm, tình trạng pháp lý, tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản bảo đảm, khả năng phát mại tài sản…

Thứ ba, BIDV hỗ trợ cho phép Chi nhánh tăng định biên lao động ở bộ phận cán bộ quan hệ khách hàng nhằm đẩy mạnh phát triển đi đôi với nâng cao chất lƣợng cho vay ngắn hạn, kết hợp phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác.

Thứ tư, BIDV cần hỗ trợ nguồn vốn, có chính sách vốn phù hợp đối với hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh để từ đó Chi nhánh có thể cho vay

91

với lãi suất thấp hơn, tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng so với các ngân hàng khác.

Thứ năm, BIDV cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi những điểm quá cứng nhắc, bất hợp lý trong quy trình cấp tín dụng và các quy định cụ thể về sản phẩm cho vay ngắn hạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc triển khai áp dụng phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ sáu, BIDV tiếp tục nghiên cứu cho ra đời và triển khai áp dụng các gói sản phẩm cho vay ngắn hạn ƣu đãi với quy mô lớn nhằm khuyến khích nhu cầu vay ngắn hạn của các đối tƣợng khách hàng cá nhân và các doanh ngiệp nhỏ.

Thứ bảy, tăng cƣờng hỗ trợ các chi nhánh trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của hệ thống BIDV. Ngoài ra, BIDV cần thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học về những vấn đề thực tế phát sinh, các hội thi nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm phát huy khả năng sáng tạo và trau dồi kiến thức cho cán bộ ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 98)