Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý trong từng thời kỳ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 88)

Hiện nay, chính sách tín dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn của chi nhánh còn khá khắt khe nhƣ việc cho vay khách hàng thông qua thẻ tín dụng, cho vay thấu chi không có tài sản đảm bảo... khách hàng khó tiếp cận đƣợc với vốn vay và việc nâng cao chất lƣợng cho vay ngắn hạn gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, việc điều chỉnh chính sách tín dụng theo hƣớng mềm dẻo, cởi mở hơn, giúp mở rộng cho vay ngắn hạn một cách hiệu quả, thu hút đông đảo

80

khách hàng và không mất cơ hội cho vay đối với những khách hàng có năng lực tài chính tốt là rất cần thiết.

Hiện tại, đối tƣợng chủ yếu mà Chi nhánh đang cho ngắn hạn chủ yếu là doanh nghiệp lớn với tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, vì vậy chi nhánh cần mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa và các khách hàng cá nhân. Đây là những đối tƣợng đang thiếu vốn, cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng. Họ hoạt động rất hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu nhập ổn định tuy nhiên tài sản đảm bảo của họ lại ít. Vì vậy để tránh mất các khách hàng tiềm năng chi nhánh cần có chính sách về tài sản đảm bảo riêng đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, và có chính sách cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân.

Về chính sách lãi suất: Lãi suất không chỉ ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng mà nó cũng ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì lãi vay làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Nếu lãi suất quá cao, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Chính vì thế, một vấn đề đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm khi đến vay vốn ngân hàng đó là lãi suất.

Để chính sách lãi suất thúc đẩy mở rộng cho vay ngắn hạn ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất đa dạng, linh hoạt cho từng loại khách hàng, sử dụng lãi suất nhƣ một công cụ để thu hút sự chú ý của doanh nghiệp, lôi kéo doanh nghiệp đến với ngân hàng. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, ngân hàng phải tiến hành phân đoạn khách hàng từ đó cho vay với các mức lãi suất khác nhau. Chính sách lãi suất phải linh hoạt theo đối tƣợng vay vốn:

+ Với khách hàng quen thuộc, có uy tín, vay trả sòng phẳng thì cơ chế đƣợc hƣởng một mức lãi suất ƣu đãi thấp hơn. Điều đó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho các khách hàng

81

tăng cƣờng mối quan hệ với ngân hàng, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc nợ lãi đúng hạn cho ngân hàng.

+ Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà có những ƣu đãi về lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp trong khu vực, ngành nghề đó phát triển. Ngoài ra tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể nhƣ khách hàng đến vay vốn lần đầu tiên có thể giảm lãi suất và có nhiều ƣu đãi khác về thời hạn vay hoặc tổng giá trị món vay.

+ Đa dạng hoá các loại hình lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, và có nhiều hình thức sở hữu. Với các ngành nghề sản xuất kinh doanh đang có nhiều triển vọng phát triển, đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích hỗ trợ hay các khách hàng quen thuộc, có quan hệ tín dụng truyền thống với ngân hàng và đƣợc ngân hàng tính nhiệm thì ngân hàng có thể xem xét mức lãi suất ƣu đãi hơn. Ngân hàng có thể áp dụng chính sách lãi suất ƣu đãi, linh hoạt nhằm mở rộng hơn nữa các khoản vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 88)